Cảnh sát 141 là ai? Cảnh sát 141 có quyền gì?
Cảnh sát 141 là ai? Cảnh sát 141 có quyền gì?
Cảnh sát 141 là lực lượng cảnh sát liên ngành, được thành lập dựa trên Kế hoạch 141/KH-CAHN-PV11 năm 2011. Lực lượng này hoạt động nhằm mục đích:
- Đấu tranh, trấn áp tội phạm.
- Giữ gìn an ninh trật tự.
- Bảo đảm an toàn giao thông.
Ngoài ra, Cảnh sát 141 được bố trí theo hai cấp: Cấp thành phố và cấp quận/huyện, bao gồm các thành phần:
- Cảnh sát giao thông.
- Cảnh sát cơ động.
- Cảnh sát hình sự
Nhiệm vụ chính của cảnh sát 141 như sau:
- Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
- Phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
- Giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn được phân công.
Cảnh sát 141 có những quyền sau:
- Yêu cầu người tham gia giao thông dừng phương tiện để kiểm tra.
- Kiểm tra hành chính đối với người và phương tiện.
- Thu giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
- Lập biên bản vi phạm hành chính.
- Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Tạm giữ người vi phạm.
- Điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự.
*Nội dung Cảnh sát 141 là ai? Cảnh sát 141 có quyền gì? chỉ mang tính chất tham khảo!
Cảnh sát 141 là ai? Cảnh sát 141 có quyền gì? (Hình từ Internet)
Cảnh sát cơ động có chức năng gì? Nguyên tắc hoạt động như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Cảnh sát cơ động 2022 có quy định cảnh sát cơ động là lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Công an nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Nguyên tắc hoạt động của cảnh sát cơ động theo Điều 3 Luật Cảnh sát cơ động 2022, cụ thể như sau:
[1] Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ đạo, chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
[2] Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
[3] Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
[4] Kết hợp chặt chẽ biện pháp vũ trang với các biện pháp công tác khác của lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
[5] Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Cảnh sát cơ động có nhiệm vụ như thế nào?
Theo quy định Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động 2022, cảnh sát cơ động có nhiệm vụ thực hiện các nội dung dưới đây:
[1] Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
[2] Sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố.
[3] Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức.
- Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự.
- Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt.
- Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.
[4] Xây dựng, diễn tập phương án để thực hiện nhiệm vụ tại [2] và [3]. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xây dựng và thực hiện phương án của Cảnh sát cơ động.
[5] Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
[6] Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
[7] Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân và các sự kiện quan trọng theo quy định.
[8] Phối hợp, hỗ trợ các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, các lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
[9] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018 và quy định của pháp luật có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?