Mẫu lời cảm ơn, lời mở đầu khóa luận tốt nghiệp mới nhất năm 2024?
Mẫu lời cảm ơn, lời mở đầu khóa luận tốt nghiệp mới nhất năm 2024?
[1] Mẫu lời cảm ơn
Lời cảm ơn là phần thể hiện lòng biết ơn của sinh viên đối với những cá nhân, tổ chức đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Lời cảm ơn nên được viết ngắn gọn, súc tích, thể hiện sự chân thành.
[2] Mẫu lời mở đầu
Lời mở đầu là phần giới thiệu về khóa luận tốt nghiệp, bao gồm:
- Lý do chọn đề tài:
+ Nêu lý do vì sao bạn chọn đề tài này để nghiên cứu.
+ Nêu tầm quan trọng của đề tài trong lĩnh vực nghiên cứu của bạn.
- Mục đích nghiên cứu:
+ Nêu mục đích của việc nghiên cứu đề tài này.
+ Nêu những câu hỏi nghiên cứu mà bạn muốn giải đáp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nêu rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài.
+ Nêu những vấn đề mà bạn sẽ tập trung nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Nêu rõ phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
+ Nêu lý do lựa chọn phương pháp nghiên cứu đó.
- Cấu trúc khóa luận:
+ Nêu rõ cấu trúc của khóa luận.
+ Tóm tắt nội dung của từng chương.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu lời cảm ơn, lời mở đầu khóa luận tốt nghiệp mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Sinh viên năm cuối khóa có được chuyển cơ sở đào tạo không?
Căn cứ Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học:
Chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học
1. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
c) Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
2. Sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:
a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;
...
Theo quy định trên, sinh viên năm cuối khóa không được chuyển cơ sở đào tạo. Sinh viên chỉ được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa;
- Không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định;
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;
- Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.
Sinh viên đào tạo theo niên chế bị buộc thôi học trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 12 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định xử lý kết quả học tập theo niên chế:
Xử lý kết quả học tập theo niên chế
1. Cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu đạt cả hai điều kiện sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi;
b) Số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.
2. Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
a) Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
b) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
c) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.
3. Sinh viên không thuộc diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xếp lớp học cùng khoá sau để cải thiện kết quả học tập.
...
Như vậy, sinh viên đào tạo theo niên chế bị buộc thôi học trong các trường hợp sau:
- Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8;
- Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi;
- Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?