Có tài sản thế chấp mới được mở thẻ tín dụng có đúng không?
Có tài sản thế chấp mới được mở thẻ tín dụng có đúng không?
Căn cứ quy định điểm c khoản 1 Điều 15 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định về cấp tín dụng qua thẻ như sau:
Cấp tín dụng qua thẻ
1. Việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
....
c) TCPHT xem xét và quyết định cấp tín dụng qua thẻ tín dụng cho chủ thẻ đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau:
(i) Chủ thẻ thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Thông tư này và không thuộc đối tượng không được cấp tín dụng quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung);
(ii) Chủ thẻ sử dụng tiền vay đúng Mục đích và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn;
....
Theo đó, tổ chức phát hành thể xem xét và quyết định cấp tín dụng qua hình thức mở thẻ tín dụng cho chủ thẻ đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Chủ thẻ thuộc đối tượng quy định sau đây và không thuộc đối tượng không được cấp tín dụng:
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Đối với chủ thẻ chính là tổ chức:
+ Tổ chức đủ điều kiện mở tài khoản thanh toán được sử dụng thẻ ghi nợ.
+ Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh.
+ Chủ thẻ là tổ chức được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức đó hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN.
- Chủ thẻ sử dụng tiền vay đúng mục đích và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn;
Như vây, không có quy định nào nêu về tài sản thế chấp. Từ đó có thể thấy, không cần tài sản thế chấp thì vẫn có thể được mở thẻ tín dụng.
Có tài sản thế chấp mới được mở thẻ tín dụng có đúng không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng mở thẻ tín dụng phải bao gồm các nội dung tối thiểu nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 13 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 2 và bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 30/2016/TT-NHNN và được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN quy định về các nội dung tối thiểu phải có trong hợp đồng mở thẻ tín dụng:
- Số hợp đồng;
- Thời Điểm (ngày, tháng, năm) lập hợp đồng;
- Tên TCPHT, tên chủ thẻ; họ tên cá nhân được chủ thẻ ủy quyền sử dụng thẻ tổ chức đối với thẻ của tổ chức;
- Các nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Quy định về phí (các loại phí, các thay đổi về phí);
- Việc cung cấp thông tin của TCPHT cho chủ thẻ về số dư tài Khoản, lịch sử giao dịch thẻ và các thông tin cần thiết khác;
- Thỏa thuận về việc cấp tín dụng cho chủ thẻ, bao gồm:
+ Các hạn mức và sự thay đổi hạn mức sử dụng thẻ, bao gồm cả hạn mức thấu chi (đối với thẻ ghi nợ) và hạn mức tín dụng;
+ Lãi suất, phương thức tính lãi tiền vay, thứ tự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay (đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được thấu chi);
+ Thời hạn cấp tín dụng, mục đích vay, thời hạn trả nợ, mức trả nợ tối thiểu, phương thức trả nợ, phí phạt khoản nợ quá hạn (nếu có).
+ Thỏa thuận về việc cấp tín dụng cho chủ thẻ có thể được nêu trong hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ hoặc tại văn bản thỏa thuận riêng;
- Phạm vi sử dụng thẻ;
- Các trường hợp từ chối thanh toán thẻ;
- Các trường hợp tạm khóa, thu giữ thẻ hoặc hủy hiệu lực của thẻ trong quá trình sử dụng;
- Các trường hợp hoàn trả lại số tiền trên thẻ chưa sử dụng hết;
- Việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ và trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ;
- Phương thức tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại;
+ Thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại theo quy định.
- Các trường hợp bất khả kháng.
Hạn mức tối đa của thẻ tín dụng bao nhiêu?
Căn cứ quy định Điều 14 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định về hạn mức thẻ như sau:
Hạn mức thẻ
1. TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định khác của pháp luật.
1a. Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày.
2. Đối với thẻ trả trước vô danh, TCPHT quy định cụ thể các hạn mức số dư và hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ, đảm bảo số dư trên một thẻ trả trước vô danh tại mọi thời Điểm không được quá 05 (năm) triệu đồng Việt Nam.
Theo đó, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể hạn mức tối đa của thẻ tín dụng. Thay vào đó, hạn mức tối đa thẻ tín dụng được xác định theo thỏa thuận của TCPHT và chủ thẻ trong hợp đồng.
Ngoài hạn mức tối đa của thẻ tín dụng mà chủ thẻ được sử dụng, TCPHT còn thỏa thuận với chủ thẻ về các hạn mức như:hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác liên quan đến thẻ tín dụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẻ tín dụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?
- Đảo Phú Quốc có hình dạng gần giống như hình nào? Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất tỉnh Kiên Giang đúng không?
- Các trường hợp không được hoàn thuế GTGT dự án đầu tư từ ngày 01/7/2025?