Châu Âu có bao nhiêu quốc gia? Châu Âu gồm những nước nào?
Châu Âu có bao nhiêu quốc gia? Châu Âu gồm những nước nào?
Theo Liên Hiệp Quốc, hiện nay Châu Âu gồm có 44 quốc gia độc lập.
Dưới đây là danh sách các nước Châu Âu và dân số quốc gia tương ứng để giải đáp cho câu hỏi Châu Âu có bao nhiêu quốc gia? Châu Âu gồm những nước nào?:
(1) Các nước Bắc Âu:
Tên nước | Dân số quốc gia |
Anh | 67,886,011 |
Thụy Điển | 10,099,265 |
Denmark | 5,792,202 |
Phần Lan | 5,540,720 |
Norway | 5,421,241 |
Ireland | 4,937,786 |
Lithuania | 2,722,289 |
Latvia | 1,886,198 |
Iceland | 341,243 |
Estonia | 1,326,535 |
(2) Các nước Đông Âu
Tên nước | Dân số quốc gia |
Slovakia | 5,459,642 |
Nga | 145,934,462 |
Ukraine | 43,733,762 |
Ba Lan | 37,846,611 |
Romania | 19,237,691 |
Cộng hòa Séc | 10,708,981 |
Hungary | 9,660,351 |
Belarus | 9,449,323 |
Bulgaria | 6,948,445 |
Moldova | 4,033,963 |
(3) Các nước Tây Âu
Tên nước | Dân số quốc gia |
Leichstein | 38,128 |
Monaco | 39,242 |
Luxembourg | 625,978 |
Thụy Sĩ | 8,654,622 |
Áo | 9,006,398 |
Bỉ | 11,589,623 |
Hà Lan | 17,134,872 |
Pháp | 65,273,511 |
Đức | 83,783,942 |
(4) Các nước Nam Âu
Tên nước | Dân số quốc gia |
Ý | 60,461,826 |
Tây Ban Nha | 46,754,778 |
Hy Lạp | 10,423,054 |
Bồ Đào Nha | 10,196,709 |
Serbia | 8,737,371 |
Croatia | 4,105,267 |
Bosnia and Herzegovina | 3,280,819 |
Albania | 2,877,797 |
North Macedonia | 2,083,374 |
Slovenia | 2,078,938 |
Montenegro | 628,066 |
Malta | 441,543 |
Andorra | 77,265 |
San Marino | 33,931 |
Holy See | 801 |
Lưu ý: Nội dung Châu Âu có bao nhiêu quốc gia? Châu Âu gồm những nước nào? chỉ mang tính chất tham khảo.
Châu Âu có bao nhiêu quốc gia? Châu Âu gồm những nước nào? (Hình từ Internet)
Việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế phải tuân theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:
Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
1. Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
2. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế; không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ theo quy định của pháp luật.
4. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.
5. Việc ký kết thỏa thuận quốc tế của các cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 2 của Luật này không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.
6. Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.
Như vậy, việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế phải tuân theo các nguyên tắc dưới đây:
- Phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Tuân thủ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và các nguyên tắc cơ bản khác của pháp luật quốc tế.
- Không được làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế;
- Không được ký kết thỏa thuận quốc tế về các vấn đề phải thực hiện thông qua việc ký kết điều ước quốc tế.
- Bảo đảm yêu cầu về đối ngoại và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế được ký kết, trong phạm vi nguồn kinh phí ngân sách nhà nước được giao hoặc tự chủ.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế và tuân thủ trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức Việt Nam không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.
- Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên ký kết nước ngoài là chính quyền địa phương cấp tương đương về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác thực hiện quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận quốc tế được ký kết, đồng thời có quyền yêu cầu bên ký kết nước ngoài cũng phải thực hiện thỏa thuận quốc tế đó trên tinh thần hữu nghị, hợp tác.
Ngôn ngữ trong thỏa thuận quốc tế là ngôn ngữ nào?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:
Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế
Thỏa thuận quốc tế phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
Văn bản bằng tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.
Theo đó, ngôn ngữ trong thỏa thuận quốc tế phải bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì bên ký kết Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám phá thế giới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?