Cách đăng ký thêm con dấu cho tổ chức kinh tế?
Hồ sơ đề nghị đăng ký thêm con dấu gồm những giấy tờ nào?
Căn cứ quy định Điều 16 Nghị định 99/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị đăng ký thêm con dấu như sau:
Hồ sơ đề nghị đăng ký thêm con dấu
1. Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký thêm dấu ướt: Văn bản cho phép được sử dụng thêm dấu ướt của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi: Văn bản đề nghị đăng ký thêm con dấu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước, trong đó nêu rõ lý do và người được cử liên hệ nộp hồ sơ.
3. Đối với tổ chức kinh tế đăng ký thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi: Văn bản đề nghị đăng ký thêm con dấu của người đứng đầu tổ chức kinh tế, trong đó nêu rõ lý do và người được cử liên hệ nộp hồ sơ.
Theo đó, hồ sơ đăng ký thêm con dấu sẽ tùy thuộc vào từng loại đối tượng yêu cầu. Cụ thể tường đối tượng như sau:
- Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký thêm dấu ướt:
+ Văn bản cho phép được sử dụng thêm dấu ướt của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước đăng ký thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi:
+ Văn bản đề nghị đăng ký thêm con dấu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước, trong đó nêu rõ lý do và người được cử liên hệ nộp hồ sơ.
- Đối với tổ chức kinh tế đăng ký thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi:
+ Văn bản đề nghị đăng ký thêm con dấu của người đứng đầu tổ chức kinh tế, trong đó nêu rõ lý do và người được cử liên hệ nộp hồ sơ.
Cách đăng ký thêm con dấu cho tổ chức kinh tế? (Hình từ Internet)
Cách đăng ký thêm con dấu cho tổ chức kinh tế?
Căn cứ theo Căn cứ theo danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 5625/QĐ-BCA-C06 năm 2023, các bước thực hiện đăng ký thêm con dấu cho tổ chức kinh tế như sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước có nhu cầu đăng ký thêm con dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần hoặc nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ và đủ thành phần thì tiếp nhận hồ sơ giải quyết và gửi Giấy biên nhận hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thành phần thì không tiếp nhận hồ sơ và gửi Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ không đủ điều kiện sử dụng con dấu thì không tiếp nhận hồ sơ, nêu rõ lý do từ chối giải quyết hồ sơ và gửi Thông báo về việc từ chối giải quyết hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua thư điện tử (nếu có) cho người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến liên hệ nộp hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Giấy biên nhận hồ sơ, người được cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước cử đến nộp hồ sơ sẽ nhận kết quả trực tiếp hoặc nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính gồm có con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu.
Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 99/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu như sau:
Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.
3. Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
4. Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.
Như vậy, theo quy định thì nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu được quy định như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục về con dấu.
- Việc đăng ký, quản lý con dấu và cho phép sử dụng con dấu phải bảo đảm các điều kiện theo quy định.
- Con dấu quy định trong Nghị định này là hình tròn; mực dấu màu đỏ.
Lưu ý: Tổ chức kinh tế được đề cập trong bài viết này là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập, hoạt động theo: Luật Công chứng 2014, Luật Luật sư 2006, Luật Giám định tư pháp 2012, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, Luật Chứng khoán 2019, Luật Hợp tác xã 2012 (Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2024).
(theo khoản 14 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?