Trình độ chính trị là gì? Tiêu chuẩn chung về trình độ chính trị và tư tưởng của chức danh Chủ tịch nước gồm những gì?

Cho tôi hỏi: Trình độ chính trị là gì? Tiêu chuẩn chung về trình độ chính trị và tư tưởng của chức danh Chủ tịch nước gồm những gì? Nhờ anh chị giải đáp,

Trình độ chính trị là gì?

Theo đó, trình độ chính trị là khái niệm chỉ năng lực, kiến thức và mức độ hiểu biết của một cá nhân trên phương diện lý luận chính trị.

Đây là một loại tiêu chuẩn để phản ánh năng lực chính trị của cá nhân đó trong việc nghiên cứu, phân tích và ứng dụng lý luận chính trị vào thực tế.

Trình độ chính trị có thể được xác định thông qua các bằng cấp, chứng chỉ và khả năng vận dụng thực tiễn trong lĩnh vực chính trị.

Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!

Trình độ chính trị là gì? Tiêu chuẩn chung về trình độ chính trị và tư tưởng của chức danh Chủ tịch nước gồm những gì?

Trình độ chính trị là gì? Tiêu chuẩn chung về trình độ chính trị và tư tưởng của chức danh Chủ tịch nước gồm những gì? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn chung về trình độ chính trị và tư tưởng của chức danh Chủ tịch nước gồm những gì?

Căn cứ quy định Tiểu mục 1.1 và 1.3 Mục 1 Phần 1 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 có quy về khung tiêu chuẩn chức danh cán bộ thuộc diện ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư quản lý như sau:

Tiêu chuẩn chung
1.1. Về chính trị, tư tưởng: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.
....
1.3. Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.
....

Theo đó, đối với chức danh Chủ tịch nước thì sẽ thuộc diện ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư do đó tiêu chuẩn chung về chính trị và tư tưởng của chức danh Chủ tịch nước gồm có:

- Tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân;

- Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đường lối đổi mới của Đảng.

- Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng;

- Kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước;

- Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

- Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc;

- Luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân;

- Sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

- Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác.

- Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.

Về trình độ chính trị thì chức danh Chủ tịch nước cần có lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp.

Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gồm những gì?

Căn cứ quy định Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước như sau:

- Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ;

- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;

- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;

- Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

- Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân;

- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam;

- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh;

- Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp;

- Trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

- Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm;

- Quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ;

- Quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước;

- Trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế;

- Quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.

Chủ tịch nước thôi giữ chức vụ ai sẽ lên thay thế tạm quyền?

Căn cứ quy định Điều 93 Hiến pháp 2013 quy định về việc vắng Chủ tịch nước như sau:

...
Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước.
Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.
...

Như vậy, khi Chủ tịch nước thôi giữ chức vụ thì vị trí Chủ tịch nước sẽ bị khuyết. Khi này thì người đang giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước sẽ giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Do đó có thể khẳng định khi Chủ tịch nước thôi giữ chức vụ thì Phó Chủ tịch nước sẽ lên thay thế giữ quyền Chủ tịch nước.

Trân trọng!

Bộ máy nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bộ máy nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay? Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm những cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình độ chính trị là gì? Tiêu chuẩn chung về trình độ chính trị và tư tưởng của chức danh Chủ tịch nước gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ thể quản lý nhà nước là gì? Hiện nay có bao nhiêu Bộ có chức năng quản lý nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý nhà nước là gì? Vai trò của quản lý nhà nước là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Một năm tổ chức đón tối đa bao nhiêu đoàn thăm cấp nhà nước? Trình tự đón, tiếp Nguyên thủ quốc gia thăm chính thức được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
02 giai đoạn thưc hiện phong trào thi đua Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2022-2030 Bộ Tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tinh giảm cơ cấu tổ chức từ 23 đơn vị giảm còn 21 đơn vị?
Hỏi đáp pháp luật
Vị trí, chức năng của Quốc hội trong bộ máy Nhà nước ta?
Hỏi đáp pháp luật
Cải cách bộ máy nhà nước là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ máy nhà nước là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ máy nhà nước
Đinh Khắc Vỹ
221 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ máy nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào