Cách điền Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN theo Thông tư 80 chi tiết?

Cho tôi hỏi: Cách điền Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN theo Thông tư 80 như thế nào? Tải mẫu về ở đâu? Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN là mẫu nào? Câu hỏi của Chị Hà - Bình Dương

Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN Phụ lục bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là mẫu nào?

Phụ lục bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN được ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC, mẫu có dạng như sau:

Tải Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN Phụ lục bảng kê chi tiết người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh theo Thông tư 80

Tại đây

Cách điền Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN theo Thông tư 80 chi tiết?

Cách điền Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN theo Thông tư 80 chi tiết? (Hình từ Internet)

Cách điền Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN theo Thông tư 80 chi tiết?

Phụ lục 05-3/BK-QTT-TNCN theo Thông tư 80/2021/TT-BTC dùng để kê khai toàn bộ thông tin người phụ thuộc (NPT) để tính giảm trừ gia cảnh trong năm tính thuế

Hướng dẫn Cách điền Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN theo Thông tư 80 chi tiết như sau:

[1] Phần thông tin chung

[01] Kỳ tính thuế: Ghi theo năm của kỳ thực hiện khai thuế. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế TNCN theo năm dương lịch.

[02] Lần đầu: Nếu khai thuế lần đầu thì đánh dấu “x” vào ô vuông.

[03] Bổ sung lần thứ: Nếu khai sau lần đầu thì được xác định là khai bổ sung và ghi số lần khai bổ sung vào chỗ trống. Số lần khai bổ sung được ghi theo chữ số trong dãy chữ số tự nhiên (1, 2, 3….).

[04] Tên người nộp thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ tên của tổ chức, cá nhân trả thu nhập theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.

[05] Mã số thuế: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập theo Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế.

[2] Phần kê khai các chỉ tiêu của bảng

[06] Số thứ tự: Được ghi lần lượt theo chữ số trong dãy chữ số tự nhiên (1, 2, 3….).

[07] Họ và tên người nộp thuế là người lao động tại tổ chức trả thu nhập: Ghi rõ ràng, đầy đủ họ và tên của từng cá nhân đăng ký tính giảm trừ người phụ thuộc tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập.

[08] Mã số thuế của người nộp thuế là người lao động tại tổ chức trả thu nhập: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của cá nhân theo Giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp.

[09] Họ và tên người phụ thuộc: Ghi rõ ràng, đầy đủ tên người phụ thuộc của cá nhân theo tờ đăng ký mã số thuế hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu/GKS.

[10] Ngày sinh của người phụ thuộc: Ghi rõ ràng, đầy đủ ngày, tháng, năm sinh của người phụ thuộc.

[11] Mã số thuế của người phụ thuộc: Ghi rõ ràng, đầy đủ mã số thuế của người phụ thuộc như trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc Thẻ mã số thuế do cơ quan thuế cấp.

[12] Loại giấy tờ (số CMND/CCCD/ Hộ chiếu/GKS) người phụ thuộc: Ghi loại giấy tờ chứng minh thông tin của người phụ thuộc theo từng người phụ thuộc: CMND/CCCD/Hộ chiếu/GKS.

[13] Số giấy tờ: Ghi rõ ràng, đầy đủ số CMND/CCCD/Hộ chiếu/GKS theo từng người phụ thuộc.

[14] Quan hệ với người nộp thuế: Ghi rõ ràng mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế.

[15] Từ tháng: Là thời điểm bắt đầu tính giảm trừ người phụ thuộc trong năm tính thuế theo thực tế phát sinh.

Trường hợp cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế theo đúng thực tế phát sinh thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi cá nhân thực hiện quyết toán thuế và đã có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo thực tế phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.

Trường hợp trong năm cá nhân đã thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nhưng đến cuối năm có yêu cầu điều chỉnh lại theo thực tế phát sinh thì thực hiện khai bổ sung Bản đăng ký người phụ thuộc.

[16] Đến tháng: Là thời điểm kết thúc tính giảm trừ người phụ thuộc trong năm tính thuế theo thực tế phát sinh.

Cá nhân phải tự quyết toán thuế thu nhập đối với tiền lương, tiền công trong trường hợp nào?

Căn cứ tiết d.3 điểm d khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
...
d.3) Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân với cơ quan thuế trong các trường hợp sau đây:
Có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp sau: cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống; cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này; cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này.
...

Như vậy, cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong các trường hợp sau:

- Có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Có mặt tại Việt Nam tính trong năm dương lịch đầu tiên dưới 183 ngày, nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.

- Người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.

- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì không ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay mà phải trực tiếp khai quyết toán với cơ quan thuế theo quy định.

Trân trọng

Giảm trừ gia cảnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giảm trừ gia cảnh
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ giảm trừ gia cảnh năm 2024 bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Để được giảm trừ gia cảnh, ông bà ngoại của người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng cần đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách điền Bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mẫu 02-1/BK-QTT-TNCN Thông tư 80?
Hỏi đáp Pháp luật
Ông bà có được giảm trừ gia cảnh hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Bảng kê khai người phải trực tiếp nuôi dưỡng mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách điền Mẫu 05-3/BK-QTT-TNCN theo Thông tư 80 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024: Hồ sơ giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ nuôi bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bố mẹ nuôi bao nhiêu tuổi thì mới được đăng ký là người phụ thuộc?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giảm trừ gia cảnh
Nguyễn Thị Hiền
1,132 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giảm trừ gia cảnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào