Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu mới nhất năm 2024?
Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu mới nhất năm 2024?
Hợp đồng ủy thác xuất khẩu là một hợp đồng về thỏa thuận giữa các bên liên quan đến hoạt động ủy thác xuất khẩu. Hợp đồng ủy thác xuất khẩu thường bao gồm các điều khoản chính như thông tin về dịch vụ uỷ thác xuất khẩu, phí, quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức thanh toán,...
Tham khảo Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu mới nhất năm 2024 tại đây.
Mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Quy định về quản lý hoạt động ủy thác xuất khẩu hàng hóa như thế nào?
Căn cứ Điều 50 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về quản lý hoạt động ủy thác xuất khẩu hàng hóa như sau:
Quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
1. Thương nhân được ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc không phải là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp bên ủy thác không phải là thương nhân, trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, bên ủy thác được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Như vậy, hoạt động ủy thác xuất khẩu hàng hóa được quy định như sau:
- Không được ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc là hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
- Đối với ủy thác xuất khẩu hàng hóa theo giấy phép, điều kiện, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép, đáp ứng điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Nếu bên ủy thác không phải thương nhân, trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định, bên ủy thác được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Trường hợp nào thì hàng hóa bị cấm xuất khẩu?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về các trường hợp cấm xuất khẩu hàng hóa như sau:
Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
c) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Như vậy, hàng hóa bị áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:
- Hàng hóa có liên quan đến quốc phòng, an ninh và chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Hàng hóa thuộc trường hợp bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định về di sản văn hóa;
- Hàng hóa cấm xuất khẩu theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Các loại hàng hóa nào bị cấm xuất khẩu?
Căn cứ Mục 1 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định về danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu bao gồm:
- Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự;
- Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước;
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
- Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam;
- Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;
- Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục 1 CITES có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc; mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP;
- Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana);
- Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm 1;
- Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
- Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 (được thay thế bởi Luật Chăn nuôi 2018) và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004 được thay thế bởi Luật Trồng trọt 2018;
- Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP;
- Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?