Chủ tọa phiên tòa là gì? Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong vụ án hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Chủ tọa phiên tòa là gì?
Chủ tọa phiên tòa là người điều khiển phiên tòa xét xử vụ án. Chủ tọa phiên tòa có thể là thẩm phán hoặc đại diện của Hội đồng xét xử được giao nhiệm vụ này. Chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ sau:
[1] Điều khiển phiên tòa
- Giữ gìn trật tự phiên tòa.
- Công bố nội dung vụ án.
- Xét hỏi bị cáo, người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
- Cho phép luật sư, kiểm sát viên, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác trình bày ý kiến.
- Ra quyết định về các vấn đề phát sinh trong phiên tòa.
[2] Công bố quyết định, bản án
- Công bố quyết định của Hội đồng xét xử về việc đình chỉ, hoãn phiên tòa.
- Tuyên bản án.
[3] Quyết định các biện pháp tạm thời
- Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia tố tụng:
- Bảo đảm quyền tự bào chữa của bị cáo.
- Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Chủ tọa phiên tòa là gì? Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong vụ án hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong vụ án hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
...
2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;
b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
d) Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;
đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
...
Theo đó, thẩm phán chủ tọa phiên tòa trong vụ án hình sự có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
- Tiến hành xét xử vụ án;
- Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;
- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
- Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;
- Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
- Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hình sự có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh các đối tượng nào?
Căn cứ Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định tạm hoãn xuất cảnh:
Tạm hoãn xuất cảnh
1. Có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
a) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
b) Bị can, bị cáo.
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
....
khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam như sau:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
...
Theo đó, thẩm phán chủ tọa phiên tòa hình sự có thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh các đối tượng sau:
- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
- Bị can, bị cáo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng xét xử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?
- Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?