Mẫu phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn thông dụng, mới nhất 2024?
Mẫu phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn thông dụng, mới nhất 2024?
Phiếu đánh giá ứng viên là một công cụ được sử dụng trong quá trình tuyển dụng để ghi lại những nhận xét, đánh giá của nhà tuyển dụng về các ứng viên. Phiếu đánh giá giúp nhà tuyển dụng có thể so sánh các ứng viên một cách khách quan và đưa ra quyết định tuyển dụng phù hợp.
Việc sử dụng phiếu đánh giá ứng viên mang lại nhiều lợi ích cho nhà tuyển dụng như:
- Giúp đánh giá ứng viên một cách khách quan và hiệu quả: Phiếu đánh giá giúp nhà tuyển dụng tập trung vào các tiêu chí đánh giá đã được xác định trước và tránh đưa ra quyết định dựa trên cảm tính.
- Tiết kiệm thời gian và công sức: Phiếu đánh giá giúp nhà tuyển dụng ghi lại thông tin về các ứng viên một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Cải thiện chất lượng tuyển dụng: Phiếu đánh giá giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng.
Phiếu đánh giá ứng viên thường bao gồm các thông tin cơ bản như sau:
- Thông tin về ứng viên:
+ Họ và tên
+ Vị trí ứng tuyển
+ Ngày phỏng vấn
- Tiêu chí đánh giá:
+ Kỹ năng chuyên môn
+ Kinh nghiệm làm việc
+ Kỹ năng mềm
+ Thái độ và phong cách làm việc
- Cách thức đánh giá:
+ Thang điểm
+ Nhận xét
- Kết quả đánh giá:
+ Xếp loại ứng viên
+ Đề xuất tuyển dụng
Có nhiều loại phiếu đánh giá ứng viên khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp. Có thể tham khảo Mẫu phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn thông dụng, mới nhất 2024 dưới đây:
Tải Mẫu phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn thông dụng, mới nhất 2024 Tại đây
Mẫu phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn thông dụng, mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Công ty có được thu lệ phí khi tuyển dụng lao động không?
Theo Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc tuyển dụng lao động như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.
2. Người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động."
Như vậy, người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động. Do đó, công ty không được thu lệ phí khi tuyển dụng lao động
Mượn giấy tờ, bằng cấp của người khác để xin việc thì bị phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
...
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;
b) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;
c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công khai không đầy đủ thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị;
b) Công khai không chính xác thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
b) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, nếu người lao động có hành vi sử dụng chứng chỉ, bằng cấp của người khác để xin việc có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm như trên được áp dụng đối với cá nhân (theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?