Trường Đại học Sư phạm TPHCM mở thêm 02 đợt thi đánh giá năng lực cho kỳ tuyển sinh đại học 2024?
Trường Đại học Sư phạm TPHCM mở thêm 02 đợt thi đánh giá năng lực cho kỳ tuyển sinh đại học 2024?
Ngày 23/01/2024, Trường Đại học Sư phạm TPHCM công bố thông tin về Kỳ thi Đánh giá năng lực tuyển sinh đại học 2024 với 03 đợt thi.
Tuy nhiên, do nhu cầu lớn từ thí sinh tham gia dự thi, ngày 12/3/2024, Trường Đại học Sư phạm TPHCM quyết định mở thêm 02 đợt thi đánh giá năng lực, nâng tổng số đợt thi đánh giá năng lực năm 2024 lên 05 đợt.
Cụ thể các đợt thi đánh giá năng lực cho kỳ tuyển sinh đại học 2024 của Trường Đại học Sư phạm TPHCM như sau:
- Đợt 1: Thi tại TPHCM
+ Thời gian đăng ký dự thi: từ 19/02 đến 15/3/2024;
+ Thời gian thi: ngày 29, 30, 31/3/2024.
- Đợt 2: Thi tại Long An
+ Thời gian đăng ký dự thi: từ 01/4 đến 29/4/2024;
+ Thời gian thi: ngày 11, 12/5/2024.
- Đợt 3: Thi tại Gia Lai
+ Thời gian đăng ký dự thi: từ 01/4 đến 29/4/2024;
+ Thời gian thi: ngày 04, 05/5/2024.
- Đợt 4: Thi tại Đà Nẵng
+ Thời gian đăng ký dự thi: từ 01/4 đến 29/4/2024;
+ Thời gian thi: ngày 17, 18/5/2024.
- Đợt 5: Thi tại TPHCM
+ Thời gian đăng ký dự thi: từ 07/4 đến 29/4/2024;
+ Thời gian thi: ngày 21, 22, 23/5/2024.
Trường Đại học Sư phạm TPHCM mở thêm 02 đợt thi đánh giá năng lực cho kỳ tuyển sinh đại học 2024? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của thí sinh tham gia kỳ tuyển sinh đại học 2024 được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 23 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDDT quy định về trách nhiệm của thí sinh tham gia kỳ tuyển sinh đại học 2024 như sau:
Trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác xét tuyển
1. Trách nhiệm của thí sinh
a) Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện;
b) Cung cấp đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển, bao gồm cả thông tin cá nhân, thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có), nguyện vọng đăng ký; tính xác thực của các giấy tờ minh chứng;
c) Đồng ý để cơ sở đào tạo mà mình dự tuyển được quyền sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét tuyển;
d) Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.
...
Như vậy, thí sinh tham gia kỳ tuyển sinh đại học 2024 phải có trách nhiệm:
- Tìm hiểu thông tin tuyển sinh, không đăng ký vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà thí sinh không đủ điều kiện;
- Cung cấp đầy đủ và chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển;
- Đồng ý để cơ sở đào tạo mà mình dự tuyển được quyền sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét tuyển;
- Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.
Mục tiêu của giáo dục đại học là gì?
Căn cứ Điều 5 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về mục tiêu của giáo dục đại học như sau:
Mục tiêu của giáo dục đại học
1. Mục tiêu chung:
a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ:
...
b) Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;
...
Như vậy, giáo dục đại học hiện nay có mục tiêu chung nhằm để đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, tạo ra tri thức, sản phẩm mới để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Bên cạnh đó, giáo dục đại học cũng mang mục tiêu đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.
Đào tạo đại học nhằm để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?