Chức năng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là gì?
Chức năng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là gì?
Căn cứ quy định Điều 2 Quyết định 78/2014/QĐ-TTg quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. Trụ sở chính của Quỹ đặt tại thành phố Hà Nội.
2. Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
3. Tên giao dịch của Quỹ bằng tiếng Anh: Vietnam Environment Protection Fund, viết tắt là VEPF.
Như vậy, theo quy định thì Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có chức năng cho vay lãi suất ưu đãi, tài trợ, hỗ trợ lãi suất cho các chương trình, dự án, các hoạt động, nhiệm vụ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu không nằm trong kế hoạch ngân sách trên phạm vi toàn quốc.
Theo đó, tên giao dịch của Quỹ bằng tiếng Anh là Vietnam Environment Protection Fund, viết tắt là VEPF.
Chức năng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là gì? (Hình từ Internet)
Có được sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để gửi tại các ngân hàng thương mại không?
Căn cứ quy định Điều 5 Quyết định 78/2014/QĐ-TTg quy định về quyền hạn như sau:
Quyền hạn
....
2. Kiểm tra định kỳ và đột xuất các tổ chức sử dụng nguồn vốn của Quỹ trong việc triển khai các hoạt động, nhiệm vụ và dự án bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Quỹ có quyền rút vốn vay, đình chỉ tài trợ hoặc hỗ trợ lãi suất vay đối với các chủ đầu tư vi phạm cam kết với Quỹ hoặc vi phạm các quy định của Nhà nước; khởi kiện các chủ đầu tư vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ để gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ nhưng phải đảm bảo an toàn.
4. Thực hiện và tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường năng lực cho Quỹ.
....
Như vậy, theo như quy định thì đối với khoản vốn nhàn rỗi của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam có thể được sử dụng để gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ.
Tuy nhiên việc gửi phải được đảm bảo an toàn.
Vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được bổ sung hằng năm từ các nguồn nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 7 Quyết định 78/2014/QĐ-TTg quy định về nguồn vốn của Quỹ như sau:
Nguồn vốn của Quỹ
....
2. Vốn bổ sung hằng năm từ các nguồn:
a) Ngân sách nhà nước chi sự nghiệp môi trường cấp bù kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã thực hiện hàng năm và bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ.
Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp nhu cầu sử dụng vốn từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của Quỹ gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định;
b) Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường và đa dạng sinh học thu vào ngân sách nhà nước;
c) Lệ phí bán, chuyển các chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) thu được từ các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam;
d) Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vốn của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được bổ sung hằng năm từ các nguồn sau đây:
- Ngân sách nhà nước chi sự nghiệp môi trường cấp bù kinh phí tài trợ cho các dự án, nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã thực hiện hàng năm và bổ sung vốn hoạt động cho Quỹ.
Hằng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp nhu cầu sử dụng vốn từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của Quỹ gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định;
- Các khoản bồi thường thiệt hại về môi trường và đa dạng sinh học thu vào ngân sách nhà nước;
- Lệ phí bán, chuyển các chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính được chứng nhận (CERs) thu được từ các dự án CDM thực hiện tại Việt Nam;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dành cho lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 tháng 11 là ngày gì? 25 11 là thứ mấy 2024? 25 tháng 11 có phải là ngày lễ lớn của nước ta không?
- Ban Tiếp công dân trung ương có chức năng như thế nào? Ban Tiếp công dân trung ương có những đơn vị trực thuộc nào?
- Kỳ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước tháng 11/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?