Luật Bình đẳng giới mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn?

Luật Bình đẳng giới mới nhất năm 2024 là Luật nào? Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định như thế nào?

Luật Bình đẳng giới mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn?

Ngày 29/11/2006, Quốc hội ban hành Luật Bình đẳng giới 2006 quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.

Luật Bình đẳng giới 2006 có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 gồm 44 Điều trong 6 Chương.

Tại Điều 2 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định các đối tượng áp dụng, bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân).

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.

Đến tháng 03/2024, chưa có văn bản nào được ban hành nhằm thay thế cho Luật Bình đẳng giới 2006. Vì vậy, Luật Bình đẳng giới mới nhất năm 2024 là Luật Bình đẳng giới 2006.

Dưới đây là tổng hợp các văn bản hướng dẫnLuật Bình đẳng giới 2006:

Nghị định 39/2015/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số

Nghị định 56/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước

Nghị định 48/2009/NĐ-CP về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới

Nghị định 70/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật bình đẳng giới

Luật Bình đẳng giới mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn?

Luật Bình đẳng giới mới nhất năm 2024 và các văn bản hướng dẫn? (Hình từ Internet)

Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, như sau:

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội.

- Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức.

- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;

- Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

- Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.

- Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị bao gồm:

+ Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

+ Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

Các biện pháp nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới?

Căn cứ Điều 19 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới:

Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới
1. Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới bao gồm:
a) Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;
b) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;
c) Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;
d) Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
đ) Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
e) Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;
g) Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được quy định tại khoản 5 Điều 11, khoản 2 Điều 12, khoản 3 Điều 13, khoản 5 Điều 14 của Luật này.
2. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được.

Như vậy, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới thì áp dụng các biện pháp sau:

- Quy định tỷ lệ nam, nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng;

- Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam;

- Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam;

- Quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;

- Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;

- Quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam;

- Bảo đảm tỷ lệ thích đáng nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới;

- Bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng trong bổ nhiệm các chức danh trong cơ quan nhà nước phù hợp với mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.

- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật;

- Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật.

- Quy định tỷ lệ nam, nữ được tuyển dụng lao động;

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lao động nữ;

- Người sử dụng lao động tạo điều kiện vệ sinh an toàn lao động cho lao động nữ làm việc trong một số ngành, nghề nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.

- Quy định tỷ lệ nam, nữ tham gia học tập, đào tạo;

- Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ dạy nghề theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 ban hành khi nào? Còn hiệu lực không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 10 văn bản quy phạm liên quan đến lao động - tiền lương từ 15/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều? Hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục Thông tư 05 2024 TT BXD bản word? Thông tư 05 2024 TT BXD có hiệu lực khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Phá sản mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự kiến Nghị quyết của HĐND xã, Quyết định của UBND xã không còn là văn bản quy phạm pháp luật?
Hỏi đáp Pháp luật
Bãi bỏ toàn bộ 9 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành từ ngày 16/01/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Phan Vũ Hiền Mai
26,490 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào