Thủ tục xác định mức độ khuyết tật thực hiện như thế nào?
Hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật
Hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật
1. Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
3. Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
4. Trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 và điểm b, Khoản 2 Điều 8 thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Theo quy định này, hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật bao gồm những giấy tờ dưới đây:
- Đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH;
- Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như:
+ Bệnh án;
+ Giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật;
+ Giấy xác nhận khuyết tật cũ;
+ Các giấy tờ có liên quan khác.
- Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày 01/05/2012 hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Thủ tục xác định mức độ khuyết tật thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục xác định mức độ khuyết tật thực hiện như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BLĐTBXH đã quy định như sau:
Thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật
1. Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật.
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
- Giấy khai sinh đối với trẻ em.
- Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:
a) Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
d) Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
4. Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 6 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH đã quy định như sau:
Thủ tục và trình tự cấp Giấy xác nhận khuyết tật
1. Đối với trường hợp do Hội đồng thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết, thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
Như vậy, thủ tục xác định mức độ khuyết tật thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật đến Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú
Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp;
- Giấy khai sinh đối với trẻ em;
- Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
Bước 2: Chủ tịch Hội đồng họp và xem xét, đánh giá mức độ khuyết tật
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:
- Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học;
- Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
- Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quan sát trực tiếp người khuyết tật, thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo các tiêu chí về y tế, xã hội quy định tại Phiếu xác định mức độ khuyết tật và các phương pháp đơn giản khác để xác định dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật đối với từng người khuyết tật; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật;
- Lập Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.
Lưu ý:
Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại UBND cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Niêm yết, thông báo công khai kết luận
Đối với trường hợp do Hội đồng thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết, thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
Bước 4: Cấp giấy xác nhận khuyết tật
Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
Trường hợp nào bị thu hồi giấy xác nhận khuyết tật?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về các trường hợp cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật như sau:
Cấp đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật:
a) Giấy xác nhận khuyết tật sai thông tin so với Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý khác;
b) Giấy xác nhận khuyết tật hư hỏng không sử dụng được.
2. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật:
a) Thay đổi dạng khuyết tật hoặc mức độ khuyết tật;
b) Mất Giấy xác nhận khuyết tật;
c) Người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên trừ trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng quy định tại điểm 1.1, 1,2, 1.5, 1.6, 1.7 Mục IV Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp đã được cấp Giấy xác nhận khuyết tật nhưng cơ quan có thẩm quyền kết luận không đúng dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật thì phải thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật.
Theo đó, trong trường hợp đã được cấp Giấy xác nhận khuyết tật nhưng cơ quan có thẩm quyền kết luận không đúng dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật thì bị thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?