Có được trừ khi tính thuế TNDN và TNCN đối với khoản tiền công ty mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động?

Tôi có thắc mắc: Có được trừ khi tính thuế TNDN và TNCN đối với khoản tiền công ty mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động? (Câu hỏi của chị Trinh - Bình Phước)

Có được trừ khi tính thuế TNDN và TNCN đối với khoản tiền công ty mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động?

Căn cứ theo điểm 2.11 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN như sau:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
....
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
....
2.11. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phần vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế để trích nộp các quỹ có tính chất an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí bổ sung bắt buộc), quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Khoản chi trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bảo hiểm bắt buộc cho người lao động (kể cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bắt buộc).
.....

Ngoài ra, tại điểm đ.2 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 3 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế như sau:
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
.....
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
....
đ.2) Khoản tiền do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.
.....

Căn cứ theo điểm n khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế

Các khoản thu nhập được miễn thuế
.....
g) Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
....
g.2) Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.
Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
....
n) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; tiền bồi thường tai nạn lao động; tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật. Cụ thể trong một số trường hợp như sau:
n.1) Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe là khoản tiền mà cá nhân nhận được do tổ chức bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Căn cứ xác định khoản bồi thường này là văn bản hoặc quyết định bồi thường của tổ chức bảo hiểm hoặc toà án và chứng từ trả tiền bồi thường.
....

Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định như sau:

Các khoản giảm trừ
....
2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện
a) Các khoản đóng bảo hiểm bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
....

Căn cứ theo các quy định trên, việc giảm trừ khi tính thuế TNDN và thuế TNCN đối với khoản tiền công ty mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động được quy định như sau:

[1] Đối với thuế TNDN: Công ty được đưa khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nếu như:

- Tiền mua bảo hiểm nhân thọ không vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người.

- Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau:

+ Hợp đồng lao động.

+ Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn.

+ Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

[2] Đối với thuế TNCN:

- Khoản tiền mua bảo hiểm nhân thọ không phải là bảo hiểm mang tính bắt buộc tham gia nên không thuộc các khoản đóng bảo hiểm được giảm trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNCN.

- Khoản thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN

- Trường hợp Công ty mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ có tích lũy về phí bảo hiểm thì căn cứ tính thuế là khoản tiền phí tích lũy mua bảo hiểm nhân thọ (không bao gồm bảo hiểm hưu trí tự nguyện) với tỷ lệ khấu trừ là 10%.

- Trường hợp Công ty mua cho người lao động bảo hiểm nhân thọ không có tích lũy về phí bảo hiểm thì khoản tiền mua bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Có được trừ khi tính thuế TNDN và TNCN đối với khoản tiền công ty mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động? (Hình từ Internet)

Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là gì?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe như sau:

Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
1. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người.
2. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm sức khỏe là sức khoẻ con người.

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một loại hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, đối tượng bảo hiểm của hợp đồng lao động nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người.

Mặt khác, đối với hợp đồng sức khỏe thì đối tượng bảo hiểm là sức khoẻ con người.

Bên mua bảo hiểm nhân thọ có quyền lợi có thể được bảo hiểm như thế nào?

Theo quy định Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, bên mua bảo hiểm nhân thọ có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:

- Bản thân bên mua bảo hiểm.

- Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm.

- Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm.

- Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm.

- Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.

Trân trọng!

Thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế thu nhập doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Không nộp hoặc nộp thiếu thuế TNDN tạm nộp có bị xử phạt về hành vi khai thiếu thuế hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển lỗ của chi nhánh như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với trường học ngoài công lập như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp dùng cho cơ sở giáo dục năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm có được trừ khi tính thuế TNDN?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản hỗ trợ cho đoàn thanh niên có chứng từ đầy đủ thì có được đưa vào chi phí được trừ của công ty không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế TNDN có được để nhiều năm mới quyết toán một lần hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Trường hợp nào được phân bổ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Học phí cho con của lao động nước ngoài làm việc tại VN được cấn trừ vào tiền lương tiền công có được trừ khi tính thuế TNDN?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí chuyển vùng cho người Việt Nam làm việc ở nước ngoài có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế thu nhập doanh nghiệp
Dương Thanh Trúc
790 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào