Tạo hiện trường giả tự tử gây mất trật tự tại nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

Một người tự tử thì có vi phạm pháp luật không? nếu một người tạo hiện trường giả tự tử gây mất trật tự tại nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

Tạo hiện trường giả tự tử gây mất trật tự tại nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
...

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, một người có hành vi tạo hiện trường giả tự tử gây mất trật tự tại nơi công cộng có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Còn đối với tổ chức có hành vi tạo hiện trường giả tự tử gây mất trật tự tại nơi công cộng thì sẽ chịu mức phạt gấp 02 mức phạt của cá nhân, tức là sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Tạo hiện trường giả tự tử gây mất trật tự tại nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

Tạo hiện trường giả tự tử gây mất trật tự tại nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Người đứng coi người tự tử mà không cứu người tự tử có bị xử phạt không?

Căn cứ theo Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau:

Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định này, trường hợp một người có hành vi tự tử có thể được xem là đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Theo đó, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Tùy vào mức độ phạm tội thực tế mà người phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể bị áp dụng mức phạt là:

- Phạt cảnh cáo;

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm;

- Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;

- Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

- Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hành vi tự tử có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ theo Điều 19 Hiến pháp 2013 đã nêu rõ:

Điều 19.
Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã quy định về quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể như sau:

Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật, phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
...

Từ những căn cứ trên, có thể thấy, hành vi tự tử xuất phát từ ý chí chủ quan của một người, không phải do người khác tước đoạt tính mạng trái pháp luật.

Cho nên, hành vi tự tử không bị coi là vi phạm pháp luật.

Trân trọng!

Tội gây rối trật tự công cộng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội gây rối trật tự công cộng
Hỏi đáp Pháp luật
Các yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Tạo hiện trường giả tự tử gây mất trật tự tại nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi gây rối trật tự công cộng bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào? Bị phạt bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là gây rối trật tự công cộng? Phân biệt tội gây rối trật tự công cộng với tội bạo loạn theo pháp luật hình sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Gây rối trật tự tại sân bay đi tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội gây rối trật tự công cộng là tội gì? Tội gây rối trật tự công cộng bị phạt tù bao nhiêu năm?
Hỏi đáp pháp luật
Tội gây rối trật tự công cộng theo Bộ Luật hình sự 2015 được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Gây gỗ, làm mất trật tự trên máy bay có thể bị cấm đi máy bay bao nhiêu tháng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội gây rối trật tự công cộng
Nguyễn Thị Kim Linh
695 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào