Chi phí khấu hao tài sản cố định nào không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024?
Chi phí khấu hao tài sản cố định nào không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024?
Căn cứ điểm 2.2 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC quy định về các loại chi phí khấu hao tài sản cố định không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể các khoản chi phí khấu hao tài sản cố định không được trừ bao gồm:
- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ngoại trừ các tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ tài sản cố định thuê mua tài chính.
- Chi khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.
- Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành về chế độ quản lý, sử dụng .
- Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.
Ví dụ về một số trường hợp cụ thể các loại chi phí khấu hao tài sản cố định không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống thì không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, ngoại trừ ô tô chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn, hay dùng làm để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô;
- Phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn mà không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn thì cũng không được trừ.
- Chi phí khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Doanh nghiệp không được tính chi phí được trừ đối với khoản trích khấu hao tài sản trong thời gian tạm dừng trong trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh nhưng phải tạm thời dừng nếu không đáp ứng điều kiện sau:
+ Việc dừng xảy ra do sản xuất theo mùa vụ với thời gian dưới 09 tháng hoặc để sửa chữa, để di dời di chuyển địa điểm, để bảo trì, bảo dưỡng theo định kỳ, với thời gian dưới 12 tháng, sau đó tài sản cố định sẽ tiếp tục đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Doanh nghiệp lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.
- Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ.
Chi phí khấu hao tài sản cố định nào không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu phương pháp trích khấu hao tài sản cố định?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về các phương pháp trích khấu hao như sau:
Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định:
1. Các phương pháp trích khấu hao:
a) Phương pháp khấu hao đường thẳng.
b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.
c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
...
Như vậy, hiện nay có 03 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, bao gồm: Phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
Tài sản cố định vô hình thì có thời gian trích khấu hao bao lâu?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định về thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình như sau:
Xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình:
1. Doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao của tài sản cố định vô hình nhưng tối đa không quá 20 năm.
2. Đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất có thời hạn, quyền sử dụng đất thuê, thời gian trích khấu hao là thời gian được phép sử dụng đất của doanh nghiệp.
3. Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).
Như vậy, đối với tài sản cố định vô hình thì doanh nghiệp tự xác định thời gian trích khấu hao nhưng không được quá 20 năm. Đối với tài sản là giá trị quyền sử dụng đất thì thời gian trích khấu hao là thời gian doanh nghiệp được phép sử dụng đất.
Ngoài ra, đối với tài sản cố định vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đối với giống cây trồng, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ nhưng không tính thời gian văn bằng được gia hạn thêm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyền thống của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Việc đăng ký và dán nhãn năng lượng cho thiết bị được thực hiện như thế nào?
- Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
- Tổng cục Xây dựng kinh tế Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?
- Từ 10/01/2025, có bắt buộc phải nộp giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân khi đăng ký cư trú không?