Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong vòng bao nhiêu năm?
Thuế chống bán phá giá là gì?
Tại khoản 5 Điều 4 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về thuế chống bán phá giá như sau:
Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam:
- Gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
- Hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong vòng bao nhiêu năm?
Tại Điều 12 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về thuế chống bán phá giá như sau:
Thuế chống bán phá giá
1. Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2. Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
3. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn.
Như vậy, thuế chống bán phá giá được áp dụng trong vòng không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực.
Tuy nhiên nếu cần thiết thì quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá vẫn có thể được gia hạn.
Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong vòng bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá?
Tại Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 có quy định về áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ như sau:
Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
1. Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật về tự vệ.
2. Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
3. Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
4. Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ.
5. Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Như vậy, Bộ Công thương là cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá.
Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống phá giá là gì?
Tại Điều 80 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống phá giá bao gồm:
(1) Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam và biên độ bán phá giá bao gồm:
- Xác định giá thông thường;
- Xác định giá xuất khẩu;
- Thực hiện việc so sánh công bằng giữa giá thông thường với giá xuất khẩu và xác định biên độ bán phá giá cụ thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cho từng tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra (sau đây gọi là nhà sản xuất, xuất khẩu).
(2) Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(3) Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
(4) Xác định tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với kinh tế - xã hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?