Thử nghiệm mẫu bao bì vận chuyển và bao gói theo phương pháp thử va đập ngang theo TCVN 4870-89?
- Thử nghiệm mẫu bao bì vận chuyển và bao gói theo phương pháp thử va đập ngang theo TCVN 4870-89?
- Biên bản thử nghiệm mẫu bao bì vận chuyển và bao gói theo phương pháp thử va đập ngang phải đảm bảo yêu cầu nào?
- Thử nghiệm mẫu bao bì vận chuyển và bao gói theo phương pháp thử va đập ngang cần chuẩn bị thiết bị gì?
Thử nghiệm mẫu bao bì vận chuyển và bao gói theo phương pháp thử va đập ngang theo TCVN 4870-89?
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4870-89, thử nghiệm mẫu bao bì vận chuyển và bao gói theo phương pháp thử va đập ngang được thực hiện như sau:
[1] Việc thử nghiệm mẫu phải được tiến hành trong điều kiện khí hậu như khi mẫu được bảo ôn.
Cho phép thử trong điều kiện khí hậu khác với lúc bảo ôn mẫu nếu thời gian từ khi kết thúc bảo ôn đến khi kết thúc phép thử không quá 10 phút và nếu trong các tiêu chuẩn hay tài liệu pháp qui kỹ thuật khác về bao bì và bao gói không có các qui định khác.
[2] Xếp các mẫu lên xe chở mẫu sao cho mẫu không bị thay đổi vị trí đã định cho đến khi va chạm với từng va đập. Mẫu không được chìa ra khỏi mép trước của xe chở mẫu. Đặt xe chở mẫu ở vị trí có thể đảm bảo đạt được vận tốc va đập với tường đã qui định. Sau đó thả cho xe chạy.
[3] Khi tiến hành thử va đập theo bề mặt hoặc va đập theo cạnh, mẫu phải va vào tường sao cho góc tạo bởi bề mặt hay cạnh của mẫu và tường va đập không lớn hơn 2o.
[4] Khi tiến hành thử va đập theo cạnh của loại bao bì dạng khối chữ nhật, các mẫu phải va vào tường sao cho sai số của góc tạo bởi bề mặt mẫu thử và tường va đập so với góc va đập đã qui định không quá ± 5 o hay ± 10 %, tùy thuộc vào giá trị nào lớn hơn.
[5] Trình tự và số lượng va đập được qui định trong các tiêu chuẩn cho từng loại bao bì và bao gói cụ thể.
Thử nghiệm mẫu bao bì vận chuyển và bao gói theo phương pháp thử va đập ngang theo TCVN 4870-89? (Hình từ Internet)
Biên bản thử nghiệm mẫu bao bì vận chuyển và bao gói theo phương pháp thử va đập ngang phải đảm bảo yêu cầu nào?
Theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4870-89, biên bản thử nghiệm mẫu bao bì vận chuyển và bao gói theo phương pháp thử va đập ngang phải đảm bảo được trình bày thành biên bản và bao gồm các nội dung sau:
- Số mẫu thử;
- Mô tả đầy đủ về mẫu (kích thước, đặc điểm, cấu tạo, vật liệu phụ, giảm chấn, vật liệu ghép nối, đóng đai, kiện, số hiệu tiêu chuẩn hay tài liệu pháp qui kỹ thuật để sản xuất bao bì hay bao gói);
- Mô tả sản phẩm được bao gói;
- Khối lượng bao gói và sản phẩm được bao gói;
- Độ ẩm tương đối, nhiệt độ và thời gian bảo ôn; nhiệt độ và độ ẩm tương đối trong phòng khi tiến hành thử và các số liệu về sự phù hợp của chúng với các qui định hiện hành;
- Vị trí và mô tả các chi tiết hạn chế tải trọng (nếu có);
- Loại thiết bị kèm theo phương pháp sử dụng;
- Vận tốc va đập tại thời điểm va chạm;
- Số hiệu tiêu chuẩn này và các sai khác bất kỳ so với phương pháp qui định trong tiêu chuẩn;
- Kết luận theo kết quả thử từng mẫu và cả lô mẫu kèm theo các chú thích (kể cả mẫu hợp qui cách hay không hợp qui cách);
- Ngày thử;
- Chữ ký của kiểm nghiệm viên.
Thử nghiệm mẫu bao bì vận chuyển và bao gói theo phương pháp thử va đập ngang cần chuẩn bị thiết bị gì?
Căn cứ tại Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4870-89, thử nghiệm mẫu bao bì vận chuyển và bao gói theo phương pháp thử va đập ngang cần chuẩn bị thiết bị như sau:
[1] Dùng một mặt phẳng nghiêng có đoạn đường ray kép, xe chở mẫu, tường va đập và đệm giảm chấn (xem hình vẽ).
[2] Đường ray được đặt dưới một góc 10 ± 1 o so với mặt phẳng ngang và khắc vạch trên từng đoạn dài 50 mm cho phù hợp với từng vận tốc va đập nhất định.
[3] Tường va đập phải nằm ở phía cuối mặt phẳng nghiêng và tạo một góc 90 ± 1 o so với hướng chuyển động của xe chở mẫu. Độ cứng của tường va đập phải đảm bảo sao cho độ biến dạng trên mọi phần của mặt va đập khi chịu tải trọng 1568 N trên 1 cm2 diện tích không lớn hơn 0,25 mm.
Kích thước của tường va đập phải lớn hơn kích thước bề mặt của mẫu thử.
Độ lệch của bề mặt làm việc của tường va đập so với mặt phẳng hình học của nó không được quá ± 2 mm.
[1] Kết cấu tường va đập phải đảm bảo khả năng lắp các chi tiết phụ để hạn chế tải trọng va đập. Kích thước, vật liệu và cách bố trí các chi tiết phụ này được qui định trong các tiêu chuẩn về bao bì và bao gói cho từng loại sản phẩm cụ thể:
Ví dụ: Dầm thép dài 200 mm, mặt cắt 100 x 100 mm với bán kính góc lượn của cạnh là 5 ± 0,1 mm được bố trí sao cho sự va đập chỉ xảy ra ở chỗ đã định trước trên bề mặt mẫu thử.
[4] Đệm giảm chấn phải được đặt sao cho xe chở mẫu bắt đầu được hãm không sớm hơn khi xảy ra va đập.
Chú thích:
1. Nên sử dụng thiết bị phòng ngừa, tránh để xe chở mẫu trượt khỏi đường ray sau khi va đập.
2. Kết cấu và cách bố trí các giảm chấn phải đảm bảo để xe chở mẫu có thể tiếp tục chuyển động thêm ít nhất 100 mm kể từ thời điểm mẫu chạm vào mặt va đập.
[5] Thiết bị phải đảm bảo tạo cho mẫu vận tốc va đập đã định với tường va đập với sai số không quá ± 5 %.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?