Thế nào là thu nhập ròng? Cách tính thu nhập ròng như thế nào?
Thế nào là thu nhập ròng? Cách tính thu nhập ròng như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 3 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.....
2. Thu nhập ròng là thu nhập được xác định bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí.
3. Giá đất phổ biến trên thị trường là mức giá xuất hiện với tần suất nhiều nhất trong các giao dịch đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất, giá đất xác định từ chi phí, thu nhập của các thửa đất có cùng mục đích sử dụng tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định.
....
Như vậy, theo quy định thì thu nhập ròng là thu nhập được xác định bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí.
Do đó có thể hiểu thu nhập ròng chính là khoản thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí bỏ ra ban đầu và các khoản thuế. Hay còn gọi là thu nhập sau thuế.
Theo đó, cách tính thu nhập ròng như sau:
Thu nhập ròng = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
Trong đó:
- Tổng thu nhập: Là tổng số lượng tiền thu về khi thực hiện một hoạt động tài chính và các khoản tiền thu về bất thường khác của doanh nghiệp.
- Tổng các chi phí: Là tổng cộng tất cả lượng tiền từ vốn hàng hóa, chi phí khấu hao, chi phí quảng cáo, chi phí vận hành và tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động tài chính này.
Hiện nay, để tăng thu nhập ròng thì các doanh nghiệp sẽ thực hiện một số biện pháp như sau:
- Mở rộng sản xuất, quy mô sản xuất mang lại số lượng sản phẩm nhiều hơn.
- Mở rộng phạm vi khách hàng, tăng cường marketing thương hiệu và tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng nhiều hơn.
- Ứng dụng công nghệ tăng cao chất lượng sản phẩm.
- Giảm các chi phí sản xuất và vận hành doanh nghiệp không cần thiết.
Việc trả cổ tức cho cổ phần phổ thông có phải được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng hay không?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trả cổ tức như sau:
Trả cổ tức
....
2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
b) Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
c) Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
....
Theo như quy định thì cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty.
Do đó, số lợi nhuận ròng là một yêu tố được xác định làm căn cứ để thực hiện việc trả cổ tức cho cổ phần phổ thông.
Lưu ý: Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
- Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
- Ngay sau khi trả hết số cổ tức, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
Thế nào là thu nhập ròng? Cách tính thu nhập ròng như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn và nội dung thông báo về trả cổ tức đến cổ đông được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định khoản 4 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trả cổ tức như sau:
Trả cổ tức
....
4. Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên. Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, thời hạn và hình thức trả chậm nhất là 30 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Thông báo phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;
c) Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
d) Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;
đ) Thời điểm và phương thức trả cổ tức;
e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.
....
Như vậy, thông báo về trả cổ tức được gửi bằng phương thức để bảo đảm đến cổ đông theo địa chỉ đăng ký trong sổ đăng ký cổ đông chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức.
Đối với nội dung thông báo gồm có:
- Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;
- Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
- Số lượng cổ phần từng loại của cổ đông; mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận;
- Thời điểm và phương thức trả cổ tức;
- Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?