Hướng dẫn chứng thực bản sao điện tử từ bản chính chi tiết năm 2024?
Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định về chứng thực bản sao điện tử từ bản chính như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Bản sao điện tử: là bản chụp dưới dạng điện tử từ bản chính dạng văn bản giấy hoặc tập tin có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc, bản chính dạng văn bản giấy.
...
9. Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính.
....
Như vậy, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là việc mà các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính ở dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao là bản chụp dưới dạng điện tử đúng với bản chính.
Hướng dẫn chứng thực bản sao điện tử từ bản chính chi tiết năm 2024? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn chứng thực bản sao điện tử từ bản chính chi tiết năm 2024?
Người dân muốn thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính thì có thể tham khảo hướng dẫn chứng thực bản sao điện tử từ bản chính dưới đây để thực hiện, các bước bao gồm:
Bước 1: Truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia qua trang web https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html và đăng nhập (hoặc đăng ký tài khoản nếu chưa có).
Bước 2: Tại mục "Thông tin và dịch vụ", chọn "Dịch vụ công nổi bật".
Bước 3: Chọn thủ tục "Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận".
Bước 4: Tại màn hình hướng dẫn thông tin, chọn UBND cấp xã hoặc Phòng Tư pháp cấp huyện để đăng ký đặt lịch hẹn chứng thực, sau đó chọn "Đồng ý".
Bước 5: Tại màn hình đặt lịch hẹn, chọn loại giấy tờ cần chứng thực và ngày hẹn, giờ hẹn. Đối với những ngày, giờ hẹn nào đã đủ lượt đặt lịch hẹn, hệ thống tự động ẩn đi.
Bước 6: Chọn "Đặt lịch hẹn", hệ thống hiển thị thông báo thành công và mã lịch hẹn.
Bước 7: Đến cơ quan đã đăng ký chứng thực theo lịch hẹn, mang theo bản chính giấy tờ cần chứng thực và nộp lệ phí chứng thực. Sau đó, nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử.
Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là gì?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như sau:
Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
1. Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử có giá trị pháp lý như các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc tổ chức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được thực hiện hợp pháp, hợp lý, khoa học; bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch, an toàn thông tin và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.
3. Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử phải lấy tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử làm trung tâm, bảo đảm ngôn ngữ, phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính.
4. Không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện thủ tục hành chính đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ.
5. Tối đa hóa các bước thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền.
6. Việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử không làm tăng phí, lệ phí ngoài quy định của pháp luật.
7. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện giao dịch điện tử mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Như vậy, có 07 nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cụ thể bao gồm:
[1] Giá trị pháp lý của việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như các hình thức khác theo quy định;
[2] Tổ chức tiếp nhận, giải quyết được thực hiện hợp pháp, hợp lý, khoa học, bảo đảm sự bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch, an toàn thông tin và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền;
[3] Phải lấy tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử làm trung tâm, bảo đảm ngôn ngữ, phương thức thực hiện đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu cải cách thủ tục hành chính;
[4] Không yêu cầu tổ chức, cá nhân khai, nộp lại những dữ liệu mà cơ quan thực hiện đang quản lý hoặc đã được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ;
[5] Tối đa hóa các bước thực hiện để tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức;
[6] Không làm tăng phí, lệ phí ngoài quy định của pháp luật;
[7] Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan đến thực hiện giao dịch điện tử mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tăng tỷ lệ sử dụng điểm học bạ từ 30% lên 50%?
- Bao nhiêu điểm thi đạt IOE cấp huyện 2024 - 2025? Cơ cấu giải thưởng IOE cấp huyện?
- Mẫu Lời dẫn MC tất niên cuối năm 2024 chi tiết?
- Đáp án Đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán năm 2024-2025?
- Đề Toán THPT 2025 bao nhiêu câu? Cách tính điểm thi tốt nghiệp THPT môn Toán?