Ký hiệu cấp chính xác của phương tiện đo theo TCVN 5755:1993 được quy định như thế nào?
Các đặc trưng đo lường dùng làm cơ sở để phân loại cấp chính xác của phương tiện đo là gì?
Tại Tiểu mục 1.4 Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5755:1993 có quy định các đặc trưng đo lường dùng làm cơ sở để phân loại cấp chính xác của phương tiện đo là:
- Sai số cơ bản;
- Sai số phụ;
- Độ không ổn định;
- Độ hồi sai;
- Các đặc trưng đo lường khác có ảnh hưởng đến độ chính xác của phương tiện đo.
Có mấy cách quy định sai số phụ cho phép theo TCVN 5755:1993?
Tại Tiểu mục 2.5 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5755:1993 có quy định sai số cơ bản và sai số phụ như sau:
Quy định sai số cơ bản (gọi tắt là sai số) và sai số phụ
...
2.5. Quy định giới hạn cho phép của sai số phụ gọi tắt là (sai số phụ cho phép)
2.5.1. Sai số phụ cho phép được quy định bằng các cách sau đây:
a) Dưới dạng một hằng số trên toàn phạm vi làm việc của đại lượng ảnh hưởng hoặc một số hằng số, mỗi hằng số tương ứng với từng khoảng thuộc phạm vi làm việc của đại lượng ảnh hưởng;
b) Cho biết mối liên hệ (tỷ số) giữa giới hạn cho phép của sai số phụ ứng với khoảng đại lượng ảnh hưởng được quy định và khoảng đó;
c) Cho biết sự phụ thuộc của giới hạn cho phép của sai số phụ vào đại lượng ảnh hưởng (hàm ảnh hưởng tối đa);
d) Cho biết sự phụ thuộc hàm số của độ lệch cho phép so với hàm ảnh hưởng danh định;
e) Dưới dạng một giá trị bội hoặc ước của sai số cơ bản cho phép.
2.5.2. Đối với một cấp chính xác, có thể quy định các phạm vi biến đổi khác nhau của đại lượng ảnh hưởng tương ứng với những điều kiện sử dụng phương tiện đo khác nhau.
2.6. Quy định giới hạn cho phép của độ hồi sai (gọi tắt là độ hồi sai cho phép) và của độ không ổn định (gọi tắt là độ không ổn định cho phép).
Độ hồi sai cho phép của số chỉ hoặc của tín hiệu ra và độ không ổn định cho phép được quy định bằng một giá trị ước hoặc bội của sai số cơ bản cho phép.
2.7. Giới hạn cho phép của các loại sai số phải được làm tròn sau khi tính toán và được biểu thị với nhiều nhất là hai chữ số có nghĩa.
2.8. Đối với các đặc trưng đo lường không trình bày trong các điều từ 2.1 đến 2.6, trong trường hợp cần thiết, phải được quy định trong các tiêu chuẩn hoặc các tài liệu kỹ thuật tương ứng về cấp chính xác của từng loại phương tiện đo cụ thể.
Như vậy, các cách quy định sai số phụ cho phép là những cách sau:
(1) Dưới dạng một hằng số trên toàn phạm vi làm việc của đại lượng ảnh hưởng hoặc một số hằng số, mỗi hằng số tương ứng với từng khoảng thuộc phạm vi làm việc của đại lượng ảnh hưởng;
(2) Cho biết mối liên hệ (tỷ số) giữa giới hạn cho phép của sai số phụ ứng với khoảng đại lượng ảnh hưởng được quy định và khoảng đó;
(3) Cho biết sự phụ thuộc của giới hạn cho phép của sai số phụ vào đại lượng ảnh hưởng (hàm ảnh hưởng tối đa);
(4) Cho biết sự phụ thuộc hàm số của độ lệch cho phép so với hàm ảnh hưởng danh định;
(5) Dưới dạng một giá trị bội hoặc ước của sai số cơ bản cho phép.
Ký hiệu cấp chính xác của phương tiện đo theo TCVN 5755:1993 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Ký hiệu cấp chính xác của phương tiện đo theo TCVN 5755:1993 được quy định như thế nào?
Tại Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5755:1993 có quy định ký hiệu cấp chính xác của phương tiện đo như sau:
- Ký hiệu cấp chính xác của phương tiện đo dùng trong tài liệu kỹ thuật.
+ Đối với phương tiện đo có sai số cho phép biểu thị bằng sai số tuyệt đối theo điều 2.2, hoặc bằng sai số tương đối theo điều 2.4.3, trong tài liệu kỹ thuật cấp chính xác được ký hiệu bằng chữ cái La tinh in hoa hoặc bằng chữ số La mã.
Trường hợp cần thiết có thể thêm vào ký hiệu cấp chính xác bằng chữ cái La tinh ở gần đầu bảng chữ cái hoặc bằng chữ số La mã nhỏ và ngược lại.
+ Đối với phương tiện đo có sai số cơ bản cho phép biểu thị bằng sai số quy đổi theo mục 2.3, hoặc bằng sai số tương đối theo điều 2.4.1, trong tài liệu kỹ thuật cấp chính xác được ký hiệu bằng các số. Số này bằng sai số cho phép biểu thị theo %.
+ Đối với phương tiện đo có sai số cơ bản cho phép biểu thị bằng sai số tương đối theo điều 2.4.2, trong tài liệu kỹ thuật cấp chính xác được ký hiệu bằng hai chữ số c và d, giữa chúng ngăn cách nhau bằng một gạch chéo (c/d).
+ Đối với phương tiện đo mà đặc trưng đo lường dùng để xác định cấp chính xác là độ không ổn định, trong tài liệu kỹ thuật cấp chính xác được ký hiệu theo quy định ở điều 3.1.1 và 3.1.2.
+ Trong tài liệu kỹ thuật cũng có thể ký hiệu cấp chính xác của phương tiện đo theo các quy định ở điều 3.2.
- Ký hiệu cấp chính xác trên phương tiện đo
+ Trên mặt số, mặt máy hoặc vỏ… của phương tiện đo phải ghi khắc ký hiệu cấp chính xác bằng chữ cái La tinh, số La mã hoặc chữ số theo quy định ở điều 3.1 cùng với những ký hiệu cho trong bảng sau:
Chú thích: Giá trị sai số cơ bản cho phép và các ký hiệu cho trong bảng chỉ làm ví dụ và được lấy tùy ý.
Đối với các phương tiện đo có thang đo không đều, ngoài ký hiệu cấp chính, có thể ghi khắc thêm để tham khảo giá trị sai số tương đối cho phép biểu thị theo % giá trị đại lượng đo ứng với phần thang đo nằm trong phạm vi được đánh dấu, ví dụ, bằng dấu chấm (.) hoặc tam giác (Δ). Trong trường hợp này phải có dấu % kèm theo và đặt trong vòng tròn, ví dụ 10%. Đây không phải là ký hiệu cấp chính xác.
+ Cho phép không phải ghi khắc ký hiệu cấp chính xác lên chuẩn có độ chính xác cao và phương tiện đo mà những đặc điểm bên ngoài của nó ứng với cấp chính xác này đã được quy định.
+ Bên cạnh ký hiệu cấp chính xác, trên mặt số, mặt máy hoặc vỏ… phương tiện đo phải ghi khắc cả ký hiệu của tiêu chuẩn về loại phương tiện đo đó trừ trường hợp đặc biệt có lý do xác đáng về mặt kỹ thuật.
+ Phải ghi khắc lên phương tiện đo giá trị tiêu chuẩn hoặc phạm vi tiêu chuẩn của đại lượng ảnh hưởng theo quy định trong các tiêu chuẩn hoặc tài liệu kỹ thuật tương ứng. Khi đó giá trị hoặc phạm vi tiêu chuẩn này phải được gạch dưới.
Bảng 2 cho ví dụ về cách ghi khắc trên trong trường hợp đại lượng ảnh hưởng là tần số của dòng điện xoay chiều.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?