Bệnh béo phì là bệnh gì? Ngày thế giới phòng chống béo phì là ngày nào?
Bệnh béo phì là bệnh gì? Ngày thế giới phòng chống béo phì là ngày nào?
Tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 có quy định về bệnh béo phì. Theo đó, Béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa hoặc bất thường, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ở nhiều nước trên thế giới, tình trạng béo phì ngày càng gia tăng, đặc biệt trong 10 năm trở lại đây. Bệnh béo phì có sự thay đổi theo giới, tuổi, tình trạng kinh tế, xã hội, yếu tố chủng tộc. Tỷ lệ béo phì đang gia tăng nhanh tại Việt Nam khoảng 2,6% năm 2010 lên đến 3,6% năm 2014 tương đương với tốc độ tăng trưởng 38%.
Ngày Thế giới phòng chống béo phì được xác định là ngày 4/3 hàng năm bởi Liên đoàn Phòng chống béo phì thế giới (WOF). Đây là dịp quốc tế nhấn mạnh về tình trạng thừa cân và béo phì trên toàn cầu đang ngày càng trở nên báo động. Khi mà dự kiến đến năm 2035, sẽ có gần 2 tỷ người mắc bệnh béo phì nếu không có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả.
Chủ đề của chiến dịch ủng hộ Ngày Thế giới phòng chống béo phì năm nay là “Hãy nói về bệnh béo phì và... “, thông qua Ngày Thế giới phòng chống béo phì để giáo dục, tăng cường nhận thức về béo phì thông qua các chương trình và giáo dục, ứng xử với béo phì dựa trên căn cứ khoa học. Từ đó, nhìn nhận và đưa ra phương án giải quyết bệnh béo phì.
Lưu ý: Nội dung thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Bệnh béo phì là bệnh gì? Ngày thế giới phòng chống béo phì là ngày nào? (Hình từ Internet)
Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì là gì?
Căn cứ Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về nguyên nhân gây ra bệnh béo phì như sau:
Nguyên nhân sinh bệnh béo phì
...
2.1. Nguyên nhân về dinh dưỡng
a) Nguyên nhân dinh dưỡng của béo phì là đa dạng, chủ yếu do:
- Tăng quá mức lượng năng lượng ăn vào
- Ăn quá nhiều: nghĩa là ăn một lượng thức ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ thể.
b) Người ăn quá mức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
+ Thói quen của gia đình
+ Sự chủ quan của người ăn nhiều
- Chế độ ăn “giàu” chất béo
- Ở trẻ em: tiêu thụ quá nhiều chất ngọt làm tăng nguy cơ béo phì
- Nuôi con bằng sữa mẹ ít hơn 3 tháng thường đi kèm với tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em khi đến trường.
2.2. Nguyên nhân di truyền
Tế bào mỡ dễ dàng phân chia theo một trong hai cách:
- Quá sản: vừa tăng thể tích, vừa tăng số lượng tế bào mỡ (tăng gấp 3 - 4 lần), xảy ra cho trẻ em hoặc tuổi dậy thì, khó điều trị.
- Phì đại: tế bào mỡ to ra do gia tăng sự tích tụ mỡ nhưng không tăng số lượng hay gặp ở người lớn, tiên lượng tốt hơn.
2.3. Nguyên nhân nội tiết
- Tổn thương hạ đồi do chấn thương, bệnh lý ác tính, viêm nhiễm, suy sinh dục, giảm gonadotropin.
- Hội chứng béo phì – sinh dục
- Suy giáp
- Cường thượng thận
- U tụy tiết insulin
- Hội chứng buồng trứng đa nang
2.4. Nguyên nhân mô bệnh học
- Tăng sản quá mức số lượng tế bào mỡ mà kích thước tế bào mỡ có thể bình thường.
- Phì đại tế bào mỡ mà số lượng tế bào mỡ không tăng hoặc chỉ tăng khi các tế bào mỡ phì to hết cỡ.
2.5. Nguyên nhân do sử dụng thuốc
- Hormon steroide
- Kháng trầm cảm cổ điển (3 vòng, 4 vòng, IMAO)
- Benzodiazepine
- Lithium
- Thuốc chống loạn thần
2.6. Nguyên nhân khác
- Lối sống tĩnh tại, lười hoạt động thể lực
- Bỏ hút thuốc lá. Cần chủ động phòng thừa cân, béo phì khi bỏ thuốc lá
- Hút thuốc khi mang thai: con cái của các bà mẹ hút thuốc khi mang thai có nguy cơ gia tăng trọng lượng đáng kể về sau này.
Tuy nhiên, bệnh nhân béo phì có thể do có nhiều nguyên nhân phối hợp
Như vậy, hiện nay Bộ Y tế chia các nguyên nhân gây ra bệnh béo phì thành 6 nhóm nguyên nhân chính bao gồm:
- Nguyên nhân về dinh dưỡng: chủ yếu do tăng quá mức lượng năng lượng cần ăn vào và ăn quá nhiều, nhiều hơn nhu cầu của cơ thể;
- Nguyên nhân di truyền;
- Nguyên nhân nội tiết;
- Nguyên nhân mô bệnh học;
- Nguyên nhân do sử dụng thuốc
- Nguyên nhân khác: liên quan tới thói quen sinh hoạt.
Ngoài ra, bệnh nhân béo phì cũng có thể do có nhiều nguyên nhân gây bệnh phối hợp gây nên.
Có các loại hình tập luyện nào phù hợp cho người béo phì để giảm cân?
Căn cứ điểm d khoản 6.2.2 Tiểu mục 2 Mục 6 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh béo phì ban hành kèm theo Quyết định 2892/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn các loại hình tập luyện cho người béo phì như sau:
Điều trị béo phì
...
6.2. Điều trị cụ thể
...
6.2.2. Chế độ vận động trong điều trị béo phì
...
d. Loại hình tập luyện:
Nên lựa chọn các loại hình tập luyện có tính nhịp nhàng đều đặn, thời gian kéo dài như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh…
Tuy vậy, có thể tập bất cứ loại hình nào phù hợp với sức khỏe, tuổi tác, sở thích và điều kiện sống.
Nếu có biến chứng ở mắt, tim, thận, bàn chân, nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại hình luyện tập thích hợp. Thông thường trong các trường hợp này loại hình luyện tập phù hợp nhất là đi bộ.
Nếu không có điều kiện tập liên tục 30 phút, có thể chia ra 2-3 lần/ngày, mỗi lần 5-10 phút. Miễn sao tập đều đặn.
Luyện tập để tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, ngoài công việc hàng ngày. Ví dụ một bà nội trợ đi chợ nấu ăn, quét dọn nhà cửa sẽ tiêu hao một số năng lượng, nhưng vẫn cần duy trì luyện tập thể lực mỗi ngày.
...
Như vậy, người bị bệnh béo phì nên lựa chọn các loại hình tập luyện như: đi bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh… Các loại hình này có tính nhịp nhàng đều đặn, thời gian kéo dài, hỗ trợ duy trì việc tập luyện điều trị hiệu quả.
Tuy nhiên, người bị bệnh béo phì cũng có thể lựa chọn bất cứ loại hình tập luyện nào phù hợp với sức khỏe, tuổi tác, sở thích và điều kiện sống. Miễn sao có thể tập luyện đều đặn và duy trì thường xuyên.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?