Doanh nghiệp FDI là gì? Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2024?
Doanh nghiệp FDI là gì?
Căn cứ khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định về doanh nghiệp FDI như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
...
22. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, doanh nghiệp FDI thực chất là tên viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment, dịch sang tiếng Việt là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam là thành viên hoặc cổ đông.
Theo đó, doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà không phân biệt cụ thể tỷ lệ góp vốn, bao gồm 2 loại chính:
- Doanh nghiệp FDI có 100% vốn nước ngoài;
- Doanh nghiệp FDI có vốn nước ngoài liên doanh với các tổ chức Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI là gì? Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2024? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI có 100% vốn nước ngoài không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2024?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thành lập doanh nghiệp FDI có 100% vốn nước ngoài không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:
Thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 67 Nghị định này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế và thực hiện dự án đầu tư theo thủ tục sau:
a) Trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư mới và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
...
Như vậy, để thành lập doanh nghiệp FDI có 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định.
Theo đó, thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện qua 2 công việc chính, cụ thể như sau:
[1] Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Thủ tục này được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, cụ thể các bước như sau:
- Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư.
- Bước 2: Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư ra thông báo hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ nộp lại.
- Bước 3: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
[2] Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Thủ tục này được thực hiện theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể các bước như sau:
- Bước 1: Nhà đầu tư nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp muốn thành lập cho cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Bước 2: Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ nộp lại.
- Bước 3: Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho nhà đầu tư trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI như sau:
Thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, nhà đầu tư nộp Hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
...
Dẫn chiếu tới Điều 33 Luật Đầu tư 2020 quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI như sau:
Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư
1. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ) Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e) Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g) Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h) Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI bao gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án;
- Văn bản xác minh số dư tài khoản lớn hơn vốn đầu tư;
- Đề xuất thực hiện dự án đầu tư;
- Hợp đồng thuê nhà/văn phòng làm dự án;
- CMND/CCCD/hộ chiếu người Việt Nam góp vốn;
- Hộ chiếu nhà đầu tư nước ngoài;
- Báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài.
Lưu ý, đối với hồ sơ là văn bản sao y công chứng tại nước ngoài cần phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật sang tiếng Việt.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?