Vận tải đa phương thức là gì? Cho ví dụ? Chứng từ vận tải đa phương thức gồm những nội dung gì?
Vận tải đa phương thức là gì? Cho ví dụ?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 87/2009/NĐ-CP có nêu định nghĩa cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Vận tải đa phương thức” là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
...
Như vậy, có thể hiểu vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
Cho ví dụ về vận tải đa thức như sau:
Vận tải đường bộ – Vận tải đường hàng không: Giả sử bạn cần chuyển một lượng lớn hàng hóa đến một địa điểm khác và cả hai địa điểm này trên đất liền và ở hai quốc gia khác nhau.
Điều này có nghĩa là để vận chuyển hàng hóa của bạn, bạn cần phải liên hệ với một công ty vận tải đường bộ để vận chuyển lô hàng của bạn bằng đường bộ đến ga hàng hóa hàng không tại sân bay. Sau khi lô hàng được giao đến nhà ga hàng hóa hàng không thì sẽ di chuyển bằng máy bay đến sân bay quốc gia khác.
Để hoàn thành hành trình, lô hàng được vận chuyển bằng xe tải từ sân bay đến địa điểm đích cuối cùng của bạn.
Vì sử dụng vận chuyển đa phương thức, mỗi chặng của lô hàng đó được xử lý bởi một công ty. Điều này có nghĩa là bạn phải có nhiều hợp đồng, một hợp đồng với mỗi hãng vận chuyển để xử lý chặng cụ thể của lô hàng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Vận tải đa phương thức là gì? Cho ví dụ? Chứng từ vận tải đa phương thức gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Chứng từ vận tải đa phương thức gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định về nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức như sau:
Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức
1. Chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hóa; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của hàng hóa; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng của hàng hóa được diễn tả cách khác;
Tất cả các chi tiết nói trên do người gửi hàng cung cấp;
b) Tình trạng bên ngoài của hàng hóa;
c) Tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức;
...
Như vậy, thì chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hóa; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của hàng hóa; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng của hàng hóa được diễn tả cách khác;
Tất cả các chi tiết nói trên do người gửi hàng cung cấp;
- Tình trạng bên ngoài của hàng hóa;
- Tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức;
- Tên của người gửi hàng;
- Tên người nhận hàng nếu người gửi hàng đã nêu tên;
- Địa điểm và ngày người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa;
- Địa điểm giao trả hàng;
- Ngày hoặc thời hạn giao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng, nếu các bên liên quan đã thỏa thuận;
- Nêu rõ chứng từ vận tải đa phương thức là loại chứng từ chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được.
- Chữ ký của người đại diện cho người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc của người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền;
- Cước phí vận chuyển cho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thỏa thuận, hoặc cước phí vận chuyển, đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán, hoặc sự diễn tả khác về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán;
- Tuyến hành trình dự định, phương thức vận tải trong từng chặng và các địa điểm chuyển tải nếu đã được biết khi phát hành chứng từ vận tải đa phương thức;
- Các chi tiết khác mà các bên liên quan nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức, nếu không trái với quy định của pháp luật.
Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế là gì?
Theo Điều 5 Nghị định 87/2009/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 144/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế như sau:
[1] Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;
- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
[2] Doanh nghiệp của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là doanh nghiệp của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;
- Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
[3] Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?