Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng gồm những gì?
Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 6 Thông tư 17/2022/TT-NHNN quy định về quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng như sau:
Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng
....
2. Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
a) Nhận dạng, phân loại đề nghị cấp tín dụng phải thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;
b) Thông tin cần thu thập phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;
c) Đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này;
d) Quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng thực hiện trong quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng;
đ) Báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.
.....
Như vậy, quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
- Nhận dạng, phân loại đề nghị cấp tín dụng phải thực hiện đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;
- Thông tin cần thu thập phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng;
- Đánh giá rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng phù hợp với quy định Thông tư 17/2022/TT-NHNN;
- Quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng thực hiện trong quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng;
- Báo cáo nội bộ về quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng.
Quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng gồm những gì?
Thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 5 Thông tư 17/2022/TT-NHNN quy định về thông tin phục vụ công tác quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng bao gồm:
- Thông tin về môi trường của dự án đầu tư của khách hàng.
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá sơ bộ tác động môi trường, Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật, Giấy phép môi trường, Đăng ký môi trường (nếu có).
- Kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường (nếu có).
- Thông tin khảo sát thực tế, thông tin từ cơ quan chức năng, tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp về hoạt động của dự án đầu tư của khách hàng liên quan đến thực hiện quy định về bảo vệ môi trường (nếu có).
- Báo cáo công tác bảo vệ môi trường của khách hàng gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Báo cáo của khách hàng gửi tổ chức tín dụng về việc thực hiện các cam kết nhằm hạn chế rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng theo thỏa thuận tại thỏa thuận cấp tín dụng.
- Báo cáo của các cơ quan, tổ chức phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có).
- Các thông tin khác liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường.
Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư nào?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 149 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tín dụng xanh như sau:
Tín dụng xanh
1. Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sau đây:
a) Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
b) Ứng phó với biến đổi khí hậu;
c) Quản lý chất thải;
d) Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;
đ) Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
e) Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
g) Tạo ra lợi ích khác về môi trường.
....
Như vậy, Tín dụng xanh là tín dụng được cấp cho dự án đầu tư sau đây:
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên;
- Ứng phó với biến đổi khí hậu;
- Quản lý chất thải;
- Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường;
- Phục hồi hệ sinh thái tự nhiên;
- Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
- Tạo ra lợi ích khác về môi trường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?