Nợ dưới tiêu chuẩn là gì? Nợ dưới tiêu chuẩn là nhóm mấy?
Nợ dưới tiêu chuẩn là gì? Nợ dưới tiêu chuẩn là nhóm mấy?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính:
Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo 05 nhóm như sau:
...
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất.
Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
...
Theo quy định trên, nợ dưới tiêu chuẩn hay còn gọi là nợ nhóm 3 là một nhóm nợ được phân loại theo chất lượng nợ của tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Nợ dưới tiêu chuẩn là khoản nợ vay của khách hàng đang gặp khó khăn trong việc thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng tín dụng và được đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất.
Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn có đặc điểm sau:
- Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn;
- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ sau:
+ Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn;
+ Khoản nợ có rủi ro thấp hơn;
- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn;
- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:
+ Khoản nợ vi phạm trường hợp không được cấp tín dụng;
+ Khoản nợ vi phạm về hạn chế cấp tín dụng;
+ Khoản nợ vi phạm quy định về giưới hạn cấp tín dụng;
- Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;
- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
- Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3;
- Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo kết quả thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan;
Nợ dưới tiêu chuẩn là gì? Nợ dưới tiêu chuẩn là nhóm mấy? (Hình từ Internet)
Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính:
Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính
...
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Có Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 01 (một) năm;
b) Có chính sách dự phòng rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
c) Có chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định, đo lường rủi ro tín dụng (trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng theo hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ) và quản lý nợ;
d) Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro.
...
Theo đó, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Có Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 01 (một) năm;
- Có chính sách dự phòng rủi ro đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Phù hợp với các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, tài chính và báo cáo, thống kê;
+ Có quy trình thu thập thông tin, số liệu về khách hàng, bảo đảm phân loại nợ, cam kết ngoại bảng chính xác, quản lý nợ xấu, quản lý số dư cấp tín dụng xấu, trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định;
+ Có quy định cụ thể về việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động đối với từng đối tượng khách hàng theo định kỳ, đột xuất;
+ Có quy định quyền hạn, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động;
+ Có cơ chế kiểm tra, giám sát và báo cáo các nội dung theo quy định.
- Có chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định, đo lường rủi ro tín dụng và quản lý nợ;
- Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro.
Các khoản nợ nào được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau:
- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;
- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;
- Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn;
- Khoản nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?
- Tổng hợp Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 2/2025?
- Hạn chót nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1/2025 là ngày mấy?
- Tất niên tết Nguyên đán 2025 là ngày bao nhiêu?