Cửa hàng từ chối bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng có bị phạt tiền không?

Cho tôi hỏi: Cửa hàng từ chối bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng có bị phạt tiền không? Cửa hàng phải niêm yết công khai giá bán hàng hóa tại cửa hàng không? Tôi cảm ơn.

Cửa hàng từ chối bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng có bị phạt tiền không?

Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 56 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa như sau:

Hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa có một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20.000.000 đồng:
a) Không cung cấp cho người tiêu dùng Giấy tiếp nhận bảo hành trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành;
b) Không cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc không có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;
c) Không đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi;
d) Không đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ 03 lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;
đ) Không trả chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;
e) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đã cam kết với người tiêu dùng;
g) Từ chối trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng trong trường hợp đã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.
...

Ngoài ra, căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP đã quy định như sau:

Mức phạt tiền
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Như vậy, trường hợp cửa hàng từ chối bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng trong trường hợp đã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành sản phẩm có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

Cửa hàng từ chối bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng có bị phạt tiền không?

Cửa hàng từ chối bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng có bị phạt tiền không? (Hình từ Internet)

Người tiêu dùng có những quyền nào khi mua hàng hóa tại cửa hàng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, khi mua hàng hóa tại cửa hàng thì người tiêu dùng có những quyền dưới đây:

- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa do cửa hàng cung cấp.

- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

- Lựa chọn hàng hóa, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa.

- Được đóng góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa về giá cả, chất lượng hàng hóa, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa.

- Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định.

- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa.

Cửa hàng có nhất thiết phải niêm yết công khai giá hàng hóa tại cửa hàng không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng như sau:

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
1. Ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
2. Niêm yết công khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch vụ.
3. Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa.
4. Cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa.
5. Cung cấp hướng dẫn sử dụng; điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành.
6. Thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch.

Theo quy định này, việc niêm yết công khai giá hàng hóa tại cửa hàng là trách nhiệm bắt buộc của cửa hàng.

Trân trọng!

Kinh doanh bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh bảo hiểm
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 15/2/2025, không giải thích rõ ràng cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bị phạt tới 100 triệu đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Có áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo khi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 174/2024/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm có bao gồm nhóm thông tin về đại lý bảo hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn trình tự thu hồi giấy phép đặt VPĐD doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong kinh doanh bảo hiểm, người thụ hưởng có bắt buộc là người thân của bên mua bảo hiểm hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cửa hàng từ chối bảo hành sản phẩm cho người tiêu dùng có bị phạt tiền không?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được từ chối bán bảo hiểm bắt buộc cho chủ xe cơ giới không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi thông đồng để trục lợi trong hoạt động bảo hiểm có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian chờ trong hợp đồng bảo hiểm được xác định như thế nào? Trường hợp nào được xác định là thương tật toàn bộ vĩnh viễn để hưởng bảo hiểm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh bảo hiểm
Nguyễn Thị Kim Linh
2,081 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào