Các bước tiến hành thử mật độ vải và sản phẩm dệt kim theo TCVN 5794:1994 được thực hiện như thế nào?
Việc lấy mẫu và chuẩn bị thử mật độ vải và sản phẩm dệt kim theo TCVN 5794:1994 được quy định như thế nào?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5794:1994 có quy định về việc lấy mẫu và chuẩn bị thử mật độ vải và sản phẩm dệt kim như sau:
- Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 5791 - 1994
Mẫu để đếm số vòng thường là mẫu ban đầu. Cho phép đếm trên mẫu thử để xác định các chỉ tiêu khác hoặc trên cuộn, tấm là đại diện lô nhưng vải cần được trải ra để có chiều dài khoảng 2 m.
- Để mẫu ở trạng thái tự do trên bàn nằm ngang trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 - 1991 Không ít hơn 24 giờ.
- Đánh dấu các độ dài phần vòng cần đếm sao cho từng phần không chứa hàng vòng hoặc cột vòng của phần khác và các phần phân bố đều theo bề mặt mẫu. Đối với mẫu ban đầu, phần đánh dấu cần cách biên đường gấp giữa vải hoặc mép cắt không ít hơn 10 cm.
Đối với cuộn, tấm đại diện lô, phần đánh dấu cần cách đầu hoặc cuối cuộn, tấm đó không ít hơn 2 m.
- Đánh dấu các độ dài phần vòng sẽ đếm trên mặt phải của vải. Đối với vải ở mặt phải khó nhận biết kết cấu vòng sợi thì đánh dấu ở mặt trái vải.
- Phụ thuộc vào số vòng trên 10 cm vải, độ dài phần vòng cần đếm theo hướng hàng vòng và cột vòng với sai số ± 1,0 mm phù hợp với bảng sau:
Điểm đánh dấu đầu và cuối của độ dài này đặt giữa hai vòng sợi. Nếu điểm đánh dấu cuối trúng vào vòng sợi, đưa điểm đánh dấu này vào giữa hai vòng sợi gần nhất.
Đối với vải dệt hoa, cho phép đánh dấu độ dài này bằng số nguyên lần kích thước rappo nhưng không nhỏ hơn độ dài phần vòng cần đếm cho trong bảng.
- Ở các bảng, các chi tiết dệt kim không thể đảm bảo độ dài như bảng, đánh dấu phần vòng sẽ đếm lớn nhất với khả năng có thể.
Các bước tiến hành thử mật độ vải và sản phẩm dệt kim theo TCVN 5794:1994 được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành thử mật độ vải và sản phẩm dệt kim theo TCVN 5794:1994 được thực hiện như thế nào?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5794:1994 có quy định các bước tiến hành thử mật độ vải và sản phẩm dệt kim như sau:
Bước 1: Tiến hành thử trong điều kiện khí hậu quy định theo TCVN 1748 - 1991.
Bước 2: Trong từng mẫu ban đầu hoặc cuộn, tấm đại diện lô tiến hành đếm ở 3 vị trí theo hướng cột vòng và 3 vị trí theo hướng hàng vòng. Khi sử dụng các mẫu thử để xác định các chỉ tiêu khác, tiến hành đếm trên 3 mẫu thử từ chính một mẫu ban đầu.
Bước 3: Trên độ dài đánh dấu, sử dụng kính phóng đại hoặc kính soi mật độ và kim gẩy sợi để tiến hành đếm lần lượt số hàng vòng theo hướng dọc và lần lượt số cột vòng theo hướng ngang.
Đối với vải dệt kim cố kết cấu vòng khó nhận biết, cho phép đếm số vòng ở độ dài đánh dấu khi tháo, tách và kéo căng vải.
Bước 4: Khi đếm số hàng vòng và số cột vòng thực hiện như sau:
- Chỉ đếm ở phần độ dài đánh dấu các vòng phải nhìn thấy
- Ở vải dệt hoa, đếm số hàng vòng và số vòng cột ở 1 rappo và nhận giá trị đếm được với số rappo có trong độ dài đánh dấu.
- Ở vải dệt hoa nhỏ (kiểu dệt liên hợp) số hàng vòng và số cột vòng được đếm theo kiểu dệt cơ bản. Khi cần biết số hàng vòng và số cột vòng, đếm riêng từng phần của kiểu dệt và ghi kết quả riêng từng phần cách nhau dấu phẩy.
- Ở vải dệt hoa nhỏ (kiểu dệt liên hợp) hoặc hoa lớn (kiểu dệt Giăcca) có số vòng ở các cột vòng cạnh nhau không giống nhau, số vòng được tính theo mặt trái vải dệt kim.
Việc tính toán kết quả thử mật độ vải và sản phẩm dệt kim được quy định như thế nào?
Tại Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5794:1994 có quy định tính kết quả như sau:
- Số hàng vòng của mẫu (nh) là trung bình cộng của các kết quả đếm theo hàng vòng và số cột vòng của mẫu (nc) là trung bình cộng các kết quả đếm theo cột vòng ở tất cả các vị trí đã đếm trên các độ dài đánh dấu của mẫu.
- Mật độ dọc của mẫu (Md) là số hàng vòng và mật độ ngang của mẫu (Mn) là số cột vòng tính toán trên độ dài 10 cm của vải hoặc sản phẩm dệt kim theo các công thức sau:
Trong đó: a - trung bình độ dài đánh dấu đã đếm số hàng vòng, tính bằng cm:
b - Trung bình độ dài đánh dấu đã đếm số cột vòng, tính bằng cm.
- Đối với vải có kiểu dệt hoa nhỏ (kiểu dệt liên hợp) tính toán kết quả theo kiểu dệt cơ bản khi cần thiết mới tính toán riêng biệt đối với từng kiểu dệt.
- Khi tính toán lấy kết quả chính xác đến 0,1 vòng và kết quả cuối cùng làm tròn đến 1 vòng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?