Ai có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động?
Ai có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động?
Căn cứ quy định Điều 8 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động như sau:
Thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 9 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định về thủ tục quyết định đua cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động như sau:
Thủ tục quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động
....
3. Trình tự tiếp nhận, xử lý hồ sơ:
a) Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra phù hợp của hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn chủ cơ sở phá dỡ tàu biển hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Trong quá trình xử lý hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam được tiến hành các hoạt động: khảo sát, kiểm chứng các thông tin, số liệu về cơ sở vật chất của cơ sở phá dỡ tàu biển.
Như vậy, theo quy định thì sau khi nộp hồ sơ đề nghị đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động đến Cục Hàng hải Việt Nam thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn chủ cơ sở phá dỡ tàu biển hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Cũng theo đó người có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động là Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.
Ai có thẩm quyền quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào thì Cục Hàng hải Việt Nam quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 12 Nghị định 82/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 4 Nghị định 74/2023/NĐ-CP quy định về quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển như sau:
Quyết định dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển
1. Cục Hàng hải Việt Nam quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển trong các trường hợp sau trên cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
a) Cơ sở phá dỡ tàu biển không đáp ứng điều kiện hoạt động quy định tại Điều 7 của Nghị định này;
b) Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Khi có dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
....
Như vậy, theo quy định thì Cục Hàng hải Việt Nam quyết định dừng hoạt động của cơ sở phá dỡ tàu biển theo cơ sở đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp sau đây:
- Cơ sở phá dỡ tàu biển không đáp ứng điều kiện hoạt động quy định;
- Vì lý do bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Khi có dịch bệnh, thiên tai, thảm họa và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng như sau:
- Việc nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.
- Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định.
- Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa vào cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam;
Thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
- Doanh nghiệp nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Kinh phí gắn biển số căn hộ của nhà chung cư do ai chi trả?
- Công trình viễn thông là gì? Quy định về thiết kế, xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông như thế nào?
- Mùng 2/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 2 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?