Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới y tế đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt tỉ lệ 15 bác sĩ trên 10.000 dân?
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới y tế đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt tỉ lệ 15 bác sĩ trên 10.000 dân?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 201/QĐ-TTg năm 2024 về quy hoạch mạng lưới y tế như sau:
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN
...
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030
...
b) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 33 giường bệnh trên 10.000 dân, 15 bác sĩ trên 10.000 dân, 3,4 dược sĩ trên 10.000 dân và 25 điều dưỡng trên 10.000 dân; đến năm 2030 đạt 35 giường bệnh trên 10.000 dân, 19 bác sĩ trên 10.000 dân, 4,0 dược sĩ trên 10.000 dân, 33 điều dưỡng trên 10.000 dân, tỉ lệ giường bệnh tư nhân đạt 15% tổng số giường bệnh.
...
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch mạng lưới y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đặt ra mục tiêu về tỷ lệ bác sĩ trên 10000 dân, đến năm 2025 đạt 15 bác sĩ trên 10.000 dân, ngoài ra phải đạt 3,4 dược sĩ trên 10.000 dân và 25 điều dưỡng trên 10.000 dân.
Bên cạnh đó, Quy hoạch cũng đề ra mục tiêu về tỷ lệ bác sĩ trên 10000 dân trong thời kỳ tới, cụ thể đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt 19 bác sĩ trên 10.000 dân, 4,0 dược sĩ trên 10.000 dân, 33 điều dưỡng trên 10.000 dân và đến năm 2050 đạt 35 bác sĩ trên 10.000 dân, 4,5 dược sĩ trên 10.000 dân, 90 điều dưỡng trên 10.000 dân.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới y tế đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt tỉ lệ 15 bác sĩ trên 10.000 dân? (Hình từ Internet)
Có tối thiểu bao nhiêu giường bệnh trong bệnh viện?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về số lượng giường bệnh trong bệnh viện như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định này, bệnh viện phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
1. Quy mô bệnh viện:
a) Bệnh viện đa khoa: tối thiểu 30 giường bệnh;
b) Bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện răng hàm mặt: tối thiểu 20 giường bệnh;
c) Bệnh viện chuyên khoa: tối thiểu 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt: tối thiểu 10 giường bệnh.
2. Cơ sở vật chất:
...
b) Đáp ứng các yêu cầu về xây dựng theo quy định của pháp luật, trong đó: bảo đảm diện tích sàn xây dựng tối thiểu 50 m2/giường bệnh; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt tối thiểu 10 m, bảo đảm lối đi cho xe cứu thương ra vào khu vực cấp cứu; các phòng khám trong bệnh viện phải đáp ứng các yêu cầu về diện tích tối thiểu bằng diện tích của các phòng khám tương ứng quy định tại các Điều 42, 43, 45, 46, điểm b, c khoản 1 Điều 47, Điều 53 Nghị định này;
...
Như vậy, các bệnh viện chỉ được phép hoạt động khi đã đáp ứng về số lượng giường bệnh tối thiểu, cụ thể như sau:
- Bệnh viện đa khoa: 30 giường bệnh;
- Bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện răng hàm mặt: 20 giường bệnh;
- Bệnh viện chuyên khoa ngoại trừ chuyên khoa mắt: 20 giường bệnh;
- Bệnh viện chuyên khoa mắt: 10 giường bệnh.
Ngoài ra, bệnh viện cũng cần đảm bảo diện tích sàn tối thiếu 50m2/giường bệnh để hoạt động y tế được diễn ra hiệu quả.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức dưới hình thức nào?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định về hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Bệnh viện bao gồm các hình thức sau đây:
a) Bệnh viện đa khoa;
b) Bệnh viện y học cổ truyền;
c) Bệnh viện răng hàm mặt;
d) Bệnh viện chuyên khoa.
2. Phòng khám bao gồm các hình thức sau đây:
a) Phòng khám đa khoa;
b) Phòng khám chuyên khoa;
c) Phòng khám liên chuyên khoa;
d) Phòng khám bác sỹ y khoa;
đ) Phòng khám y học cổ truyền;
e) Phòng khám răng hàm mặt;
g) Phòng khám dinh dưỡng;
h) Phòng khám y sỹ đa khoa.
3. Trạm y tế.
4. Nhà hộ sinh.
5. Phòng chẩn trị y học cổ truyền.
6. Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng bao gồm các hình thức sau đây:
a) Cơ sở xét nghiệm;
b) Cơ sở chẩn đoán hình ảnh;
c) Cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.
8. Cơ sở kỹ thuật phục hình răng.
9. Cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng.
10. Cơ sở tâm lý lâm sàng.
11. Cơ sở dịch vụ điều dưỡng.
12. Cơ sở dịch vụ hộ sinh.
13. Cơ sở chăm sóc giảm nhẹ.
14. Cơ sở cấp cứu ngoại viện.
15. Cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ.
16. Cơ sở lọc máu.
Như vậy, hiện nay các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam đang được tổ chức dưới các hình thức sau, bao gồm:
- 04 loại bệnh viện: Bệnh viện đa khoa; Bệnh viện y học cổ truyền; Bệnh viện răng hàm mặt và Bệnh viện chuyên khoa.
- 08 loại phòng khám: Phòng khám đa khoa, chuyên khoa, liên chuyên khoa, bác sỹ y khoa, y học cổ truyền, răng hàm mặt, dinh dưỡng và y sỹ đa khoa.
- Trạm y tế;
- Nhà hộ sinh;
- Phòng chẩn trị y học cổ truyền.
- 03 loại cơ sở dịch vụ cận lâm sàng: Cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
- 10 loại cơ sở y tế: cơ sở khám bệnh và chữa bệnh y học gia đình, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật phục hồi chức năng, tâm lý lâm sàng, dịch vụ điều dưỡng, dịch vụ hộ sinh, chăm sóc giảm nhẹ, cấp cứu ngoại viện, kính thuốc có thực hiện việc đo và kiểm tra tật khúc xạ, lọc máu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Cấm xuất khẩu là gì? Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu trong trường hợp nào?
- Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với doanh nghiệp nào?
- Từ ngày 1/1/2025, Trung tâm Y tế huyện sẽ có 20 khoa chuyên môn?
- Tăng lương hưu 2025 lên bao nhiêu phần trăm?