Lương hưu giáo viên từ 1/7/2024 tăng tối thiểu bao nhiêu phần trăm sau cải cách?
Lương hưu giáo viên từ 1/7/2024 tăng tối thiểu bao nhiêu phần trăm sau cải cách?
Căn cứ tại Nghị quyết 104/2023/QH15, chính thức từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó có đề cập đến chính sách lương hưu cán bộ công chức viên chức nói chung và lương hưu giáo viên nói riêng.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, diễn ra sáng 15/2, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, năm 2024, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Cải cách tiền lương phải đi đôi với điều chỉnh chính sách lương hưu theo tinh thần "không để người hưu trí rơi vào khó khăn, thiệt thòi hơn khi cải cách".
Khi cải cách tiền lương, mặt bằng chung tiền lương với người lao động cả nước nâng lên mà lương hưu không được điều chỉnh tốt thì người hưởng lương hưu rất thiệt thòi.
Do đó, cần tính toán cân đối, hài hòa. Nếu mức lương của cán bộ công chức, viên chức nói chung và giáo viên nói riêng tăng 23,5% thì ít nhất, lương hưu giáo viên phải tăng 15%.
Như vậy, từ 1/7/2024 nếu tăng mức lương của giáo viên lên 23,5% thì ít nhất, lương hưu giáo viên phải tăng 15%.
Lương hưu giáo viên từ 1/7/2024 tăng tối thiểu bao nhiêu phần trăm sau cải cách? (Hình từ Internet)
Bảng lương giáo viên mới sau cải cách tiền lương áp dụng từ 01/07/2024 như thế nào?
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được thông qua. Trong đó, việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 chính thức thực hiện từ ngày 01/07/2024 (nếu không có gì thay đổi).
Tại Tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, chế độ tiền lương của giáo viên tại các trường công lập trong cải cách tiền lương bao gồm những nội dung như sau:
[1] Cơ cấu tiền lương mới cán bộ, công chức, viên chức (giáo viên tại các trường công lập) và lực lượng vũ trang bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
[2] Bảng lương giáo viên mới sau cải cách tiền lương gồm:
- 01 bảng lương chức vụ áp dụng với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo.
- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
Mặt khác, bảng lương giáo viên sau cải cách tiền lương không được tính theo mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay thay vào đó, mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể sẽ được xây dựng trong bảng lương mới.
- Tiền lương thấp nhất của giáo viên trong các trường công lập là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với giáo viên trường công lập phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Từ 01/07/2024, giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong thang bậc lương theo Nghị quyết 27 đúng không?
Tại Tiểu mục 6 Mục 3 Phần B Nghị quyết 29/NQ-TW năm 2013 định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có nêu rõ:
Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
...
6- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo
...
Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.
Theo đó, lương của giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.
Do đó, Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới đây, khi thực hiện các chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, đặc biệt là quán triệt tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xét theo thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp và điều này là nhất quán.
Do vậy, các bộ, ngành liên quan cần xem xét ban hành hướng dẫn nghiệp vụ về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với nhân viên trường học, để khi thực hiện cải cách tiền lương có thể xếp lương tốt hơn cho đối tượng này.
Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và các phụ cấp về dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với giáo viên để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.
Xem chi tiết: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tien-luong-nha-giao-se-nhu-the-nao-khi-cai-cach-tien-luong-119231107125852138.htm
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?
- Phải thực hiện gia hạn lưu hành thuốc cổ truyền trước khi giấy đăng ký lưu hành hết hiệu lực từ năm 2025?