Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Các trường hợp nào nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài?
Căn cứ Điều 28 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định các trường hơp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
+ Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
+ Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
+ Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
+ Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
+ Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
- Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài năm 2024 được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 31 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định hồ sơ của người nhận con nuôi:
Hồ sơ của người nhận con nuôi
1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Đơn xin nhận con nuôi;
b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
g) Phiếu lý lịch tư pháp;
h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
2. Các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 điều này do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú; trường hợp nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này thì người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.
Như vậy, hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi gồm những giấy tờ sau:
- Đơn xin nhận con nuôi Tải về
- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
- Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
- Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh sau và phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận.
+ Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
+ Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
+ Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
+ Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con nuôi;
+ Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm.
Thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi:
Trách nhiệm kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của những người quy định tại điều 21 của Luật này trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác minh; cơ quan công an có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.
2. Sau khi kiểm tra, xác minh theo quy định tại khoản 1 điều này, nếu thấy trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.
Căn cứ Điều 34 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định trách nhiệm kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi:
Trách nhiệm kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra và xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 điều này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp người nhận con nuôi đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
3. Sau khi kết thúc thời hạn thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này, nếu trẻ em không được người trong nước nhận làm con nuôi thì Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được giới thiệu làm con nuôi thường trú để xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo trình tự quy định tại Điều 36 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.
Như vậy, thủ tục nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài năm 2024 được thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
- Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
- Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam;
- Trường hợp nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
Bước 2: Kiểm tra, xác minh hồ sơ
- Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
- Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ;
- Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Bước 3: Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp
Bước 4: Bộ Tư pháp kiểm tra và xử lý hồ sơ của người nhận con nuôi trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp kết thúc thời hạn thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em nếu trẻ em không được người trong nước nhận làm con nuôi thì chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được giới thiệu làm con nuôi thường trú.
- Trường hợp người nhận con nuôi đích danh thì Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Bước 5: Quyết định cho trẻ em được nhận con nuôi nước ngoài
Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Ngay sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.
Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp.
Bước 6: Giao nhận con nuôi
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?