Chuyển tiền ngoại tệ được tặng từ nước ngoài vào tài khoản ngoại tệ mở tại Việt Nam có chịu thuế TNCN không?
Chuyển tiền ngoại tệ được tặng từ nước ngoài vào tài khoản ngoại tệ mở tại Việt Nam có chịu thuế TNCN không?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 170/1999/QĐ-TTg quy định các hình thức chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam như sau:
Các hình thức chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam
Người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài được chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam dưới các hình thức sau :
1. Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép;
2. Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghịêp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế;
3. Cá nhân mang theo người vào Việt Nam.
Cá nhân ở nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho Người Việt Nam ở nước ngoài phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho Người thụ hưởng ở trong nước.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2014/TT-NHNN có quy định:
Sử dụng tài khoản ngoại tệ của người cư trú là cá nhân
Người cư trú là cá nhân được sử dụng tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
1. Thu:
a) Thu ngoại tệ chuyển khoản từ nước ngoài chuyển vào;
b) Thu ngoại tệ chuyển khoản thanh toán tiền xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ tài khoản của người không cư trú là tổ chức mở tại ngân hàng được phép ở trong nước;
c) Thu ngoại tệ tiền mặt từ nước ngoài mang vào. Ngoại tệ tiền mặt nộp vào tài khoản phải có xác nhận của Hải quan cửa khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
d) Thu ngoại tệ từ các nguồn thu hợp pháp trong nước, bao gồm:
- Người cư trú là cá nhân nước ngoài được thu các khoản lương, thưởng phụ cấp, mua ngoại tệ từ nguồn đồng Việt Nam hợp pháp;
- Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
...
Tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
c) Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ quà tặng là bất động sản hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
d) Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.
Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy thu nhập từ nhận quà tặng là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể:
- Nhận quà tặng là chứng khoán;
- Nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh;
- Nhận quà tặng là bất động sản;
- Nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước.
Do đó, chuyển tiền ngoại tệ được tặng từ nước ngoài vào tài khoản ngoại tệ mở tại Việt Nam không thuộc trường hợp phải chịu thuế TNCN.
Như vậy, được miễn thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản ngoại tệ được tặng từ nước ngoài chuyển về.
Chuyển tiền ngoại tệ được tặng từ nước ngoài vào tài khoản ngoại tệ mở tại Việt Nam có chịu thuế TNCN không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào cá nhân được chuyển tiền ngoại tệ một chiều ra nước ngoài?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 20/2022/TT-NHNN quy định về chuyển, mang tiền ngoại tệ từ nguồn ngoại tệ tự có của cá nhân như sau:
Chuyển, mang tiền ngoại tệ từ nguồn ngoại tệ tự có của cá nhân
1. Người cư trú là công dân Việt Nam có nhu cầu sử dụng tiền ngoại tệ tự có để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng được phép, trừ trường hợp mang ngoại tệ tự cất giữ dưới mức phải khai báo hải quan theo quy định.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam mang ngoại tệ tự có với mức phải khai báo hải quan ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
Theo đó, khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/2014/NĐ-CP, người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:
- Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
- Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;
- Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;
- Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;
- Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;
- Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;
- Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác.
Cá nhân được chuyển tối đa bao nhiêu tiền ngoại tệ một chiều ra nước ngoài?
Theo Điều 8 Thông tư 20/2022/TT-NHNN quy định về mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài như sau:
Mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài
1. Mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài trong các trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 1, khoản 2 Điều 4 Thông tư này căn cứ vào số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan.
2. Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này căn cứ vào số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan nhưng tối đa không vượt quá 50.000 USD (Năm mươi nghìn đô la Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương một lần chuyển tiền.
Theo đó, cá nhân được phép chuyển tối đa 50.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong một lần chuyển tiền một chiều ra nước ngoài.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngoại tệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?