Thủ tục đăng ký nhận con nuôi trong nước được thực hiện như thế nào năm 2024?
Hồ sơ đăng ký nhận con nuôi trong nước cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 hồ sơ đăng ký nhận con nuôi đối với người nhận con nuôi quy gồm có:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010 hồ sơ đối với người được giới thiệu làm con nuôi gồm có:
- Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
- Các giấy tờ khác:
+ Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;
+ Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;
+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích;
+ Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Thủ tục đăng ký nhận con nuôi trong nước được thực hiện như thế nào năm 2024? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký nhận con nuôi trong nước được thực hiện như thế nào năm 2024?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, và Luật Nuôi con nuôi 2010, thủ tục đăng ký nhận con nuôi trong nước được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhận con nuôi trong nước
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.
Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi;
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi;
Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng.
Thời hạn giải quyết việc nhận con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan
Thời hạn kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan là trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đồng thời, việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện thì tổ chức đăng ký nuôi con nuôi.
Đồng thời, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi;
Ngoài ra, việc đăng ký nuôi con nuôi cũng được ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người liên quan.
Trong trường hợp từ chối đăng ký, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do từ chối, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người liên quan.
Mức lệ phí đăng ký nhận con nuôi trong nước là bao nhiêu?
Cụ thể theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 114/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Mức thu lệ phí
1. Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi:
a) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước: 400.000 đồng/trường hợp.
b) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 9.000.000 đồng/trường hợp.
c) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi là công dân Việt Nam: 4.500.000 đồng/trường hợp.
d) Mức thu lệ phí thu đối với trường hợp người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới của Việt Nam làm con nuôi: 4.500.000 đồng/trường hợp.
đ) Mức thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 150 đô la Mỹ/trường hợp. Mức lệ phí này được quy đổi ra đồng tiền của nước sở tại theo tỷ giá bán ra của đồng đô la Mỹ do ngân hàng nơi cơ quan đại diện Việt Nam ở nước đó mở tài Khoản công bố.
...
Như vậy, mức lệ phí đăng ký nhận con nuôi trong nước là 400.000 đồng đối với mỗi trường hợp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Cách đăng ký tài khoản cho cá nhân trên ứng dụng VssID nhanh nhất?
- Đề thi học kì 1 Địa lí lớp 11 có đáp án năm 2024 - 2025 Sách mới cho học sinh ôn tập?
- Khung giờ thi IOE cấp huyện năm 2024? Thi IOE cấp huyện năm 2024 tối đa bao nhiêu điểm?
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%?