Mức phạt hành vi đe dọa người khác như thế nào? Cách viết đơn để tố cáo hành vi đe dọa người khác?
Mức phạt hành vi đe dọa người khác như thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi mà người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy tố trách nhiệm hình sự.
Về xử phạt hành chính:
Hiện nay theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP không còn mức xử phạt chung cho hành vi đe dọa mà đã quy định chi tiết hơn về các hành vi đe dọa, cụ thể như sau:
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;
...
Tại Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định:
Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
d) Sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng các biện pháp khác mà pháp luật không cho phép để tiến hành đòi nợ;
...
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và q khoản 3; điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với cơ sở có hành vi vi phạm quy định tại điểm q khoản 3; điểm a khoản 4 Điều này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi định tại các điểm b, c, h, m, n và r khoản 3; các điểm c và k khoản 4 và các điểm b, đ và e khoản 5 Điều này;
đ) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
...
Cũng tại Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định:
Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
...
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
...
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Theo đó, mức phạt thấp nhất đối với hành vi đe dọa là từ 2 triệu đồng và có thể lên tới 50 triệu đồng tùy thuộc vào hành vi vi phạm.
Đồng thời, tại một số điều về xử phạt hành vi đe dọa buộc người vi phạm phải xin lỗi công khai đối với hành vi của mình.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Theo đó, người phạm tội đe dọa giết người có thể bị phạt tù lên đến 07 năm tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.
Mức phạt hành vi đe dọa người khác như thế nào? Cách viết đơn để tố cáo hành vi đe dọa người khác? (Hình từ Internet)
Cách để viết đơn tố cáo hành vi đe dọa người khác?
Để viết đơn tố cáo hành vi đe dọa người khác cần chú ý một số nội dung như sau:
- Phần kính gửi thì người làm đơn sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền giải quyết đơn trình báo tố giác hành vi đe dọa đó.
- Người làm đơn trình bày cụ thể, chi tiết và chính xác diễn biến sự việc một cách khách quan theo tiến trình thời gian và nêu cả người làm chứng (nếu có).
- Ngoài ra, có thể nêu thêm những tình tiết có liên quan đến vụ việc đã xảy ra trước đó để cơ quan công an có thêm cơ sở dữ liệu để điều tra, xác minh.
- Người làm đơn trình bày nguyện vọng của mình về các vấn đề quan tâm và mong được cơ quan chức năng giải quyết. Các vấn đề được sắp xếp theo thứ tự và trình bày rõ ràng và liên quan đến vụ việc được trình bày ở trên.
- Người làm đơn có thể gửi kèm theo đơn trình báo tài liệu chứng cứ và ghi rõ tên số lượng.
Dưới đây là mẫu đơn tố cáo hành vi đe dọa người khác.
Đe dọa người khác trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?
Nếu hành vi đe dọa giết người trên mạng xã hội chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
...
Theo đó, hành vi đe dọa trên mạng xã hội có thể bị phạt tiền lên tới 20 triệu đồng tùy theo tính chất và mức độ hành vi vi phạm.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức, nếu cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng ½.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?