Quyền vận chuyển hàng không là gì? Hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không gồm những gì?
Quyền vận chuyển hàng không là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về quyền vận chuyển hàng không như sau:
Điều 112. Quyền vận chuyển hàng không
1. Quyền vận chuyển hàng không là quyền khai thác thương mại vận chuyển hàng không với các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển.
...
Như vậy, quyền vận chuyển hàng không là quyền được phép khai thác thương mại vận chuyển hàng không đáp ứng các điều kiện về hãng hàng không, đường bay, tàu bay khai thác, chuyến bay và đối tượng vận chuyển.
Quyền vận chuyển hàng không là gì? Hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không gồm những gì?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không như sau:
Điều 16. Thủ tục cấp quyền vận chuyển hàng không
1. Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
c) Báo cáo về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến;
d) Bản sao tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ của hãng.
2. Hãng hàng không nước ngoài đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ, ngoài các tài liệu tại khoản 1 Điều này, thành phần hồ sơ bao gồm: Văn bản của quốc gia hãng hàng không nước ngoài chỉ định hoặc xác nhận chỉ định hãng hàng không đó được quyền khai thác vận chuyển hàng không theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
...
Như vậy, các hãng hàng không muốn được quyền vận chuyển hàng không thường lệ thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không bao gồm các giấy tờ sau:
- Đối với hãng hàng không Việt Nam:
+ Đơn đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không theo Mẫu tại đây tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 81/2014/TT-BGTVT;
+ Bản sao Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
+ Báo cáo về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến;
+ Bản sao tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ của hãng hàng không.
- Đối với hãng hàng không nước ngoài:
+ Đơn đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không theo Mẫu tại đây tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư 81/2014/TT-BGTVT;
+ Bản sao Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
+ Báo cáo về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến;
+ Bản sao tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ của hãng hàng không;
+ Văn bản của quốc gia mà hãng hàng không chỉ định hoặc xác nhận chỉ định hãng hàng không đó được quyền khai thác vận chuyển hàng không theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Mức giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 34/2023/TT-BGTVT quy định về mức giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông như sau:
Điều 4. Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách
1. Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản
2. Mức tối đa giá dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho 01 vé máy bay, trừ các khoản thu sau:
a) Thuế giá trị gia tăng;
b) Các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, bao gồm: giá phục vụ hành khách, giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý;
c) Khoản giá dịch vụ đối với các hạng mục tăng thêm.
3. Giá dịch vụ đối với các dịch vụ tăng thêm do các hãng hàng không quyết định trên cơ sở cân đối khả năng cung cấp dịch vụ của hãng hàng không và nhu cầu của thị trường.
Như vậy, mức giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông tối đa đối với các hãng hàng không được quy định như sau:
- Chặng bay dưới 500km:
+ Nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội: 1.600.000 đồng/vé một chiều;
+ Nhóm đường bay khác: 1.700.000 đồng/vé một chiều.
- Chặng bay từ 500 km đến dưới 850 km: 2.250.000 đồng/vé một chiều;
- Chặng bay từ 850 km đến dưới 1000 km: 2.890.000 đồng/vé một chiều;
- Chặng bay từ 1000 km đến dưới 1280 km: 3.400.000 đồng/vé một chiều;
- Chặng bay từ 1280 km trở lên: 4.000.000 đồng/vé một chiều;
Lưu ý: Mức giá trên đã bao gồm toàn bộ chi phí phải trả của hành khách, tuy nhiên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách, dịch vụ đảm bảo an ninh và giá dịch vụ với các mục tăng thêm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?