Cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà hay không?
Cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
1. Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật này.
2. Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này.
Đối chiếu với quy định này, trường hợp cháu đã thành niên không sống chung với ông bà có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà khi thuộc các trường hợp sau đây:
- Ông bà không có khả năng lao động;
- Ông bà không có tài sản để tự nuôi mình;
- Ông bà không có người khác cấp dưỡng.
Cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà hay không? (Hình từ Internet)
Cháu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, trường hợp cháu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà là vi phạm pháp luật.
Theo đó, nếu cháu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người cháu còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà.
Cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà với mức cấp dưỡng bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:
Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà phải tuân theo một mức cấp dưỡng nào cụ thể.
Theo đó, mức cấp dưỡng giữa cháu và ông bà hoàn toàn được dựa theo sự thỏa thuận giữa cháu và ông bà căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của cháu và nhu cầu thiết yếu của ông bà.
Trường hợp nào nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cháu và ông bà chấm dứt?
Theo khoản 4 Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng
Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Từ căn cứ trên, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cháu và ông bà có thể chấm dứt khi thuộc các trường hợp sau đây:
- Ông bà có tài sản để tự nuôi mình;
- Cháu đã trực tiếp nuôi dưỡng ông bà;
- Cháu hoặc ông bà chết;
- Các trường hợp khác theo quy định của luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lấy ý kiến về quy hoạch đô thị và nông thôn của cơ quan nào từ ngày 01/7/2025?
- Hợp thửa, tách thửa có cần phải cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?