Người lao động gây thiệt hại do sơ xuất trong công việc có phải bồi thường cho công ty không?

Cho tôi được hỏi: Người lao động gây thiệt hại do sơ xuất trong công việc có phải bồi thường cho công ty không? Nhờ anh chị giải đáp.

Người lao động gây thiệt hại do sơ xuất trong công việc có phải bồi thường cho công ty không?

Căn cứ quy định Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
......

Theo đó, trường hợp người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Do đó trong trường hợp người lao động gây thiệt hại do sơ xuất trong công việc thì người lao động có trách nhiệm phải bồi thường đối với thiệt hại do mình gây ra cho người sử dụng lao động.

Người lao động gây thiệt hại do sơ xuất trong công việc có phải bồi thường cho công ty không?

Người lao động gây thiệt hại do sơ xuất trong công việc có phải bồi thường cho công ty không? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động nhưng người lao động không phải bồi thường?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

Bồi thường thiệt hại
....
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Theo đó, trường hợp xảy ra thiệt hại nhưng người lao động không phải bồi thường nếu như do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động trong khoảng thời gian nào?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại như sau:

Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
....
2. Không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động đang trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật Lao động.
.....

Căn cứ quy định khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
....
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
....

Như vậy, không xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động trong khoảng thời gian sau đây:

- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

- Đang bị tạm giữ, tạm giam;

- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019;

- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Trân trọng!

Bồi thường thiệt hại
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bồi thường thiệt hại
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp xe ô tô bị thiệt hại do thiên tai có được công ty bảo hiểm bồi thường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chọc chó bị cắn thì chủ nuôi chó có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, xe khách được miễn bồi thường thiệt hại hàng hóa ký gửi trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại trong lao động 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai chịu trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại khi cây đổ làm chết người trong mùa mưa bão?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản gửi cơ quan yêu cầu bồi thường thiệt hại khi phát hiện môi trường có dấu hiệu bị ô nhiễm gồm các nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kinh phí bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng tài sản gây ra do ai chi trả?
Hỏi đáp Pháp luật
Người tham gia thử nghiệm lâm sàng có được bồi thường thiệt hại do thử nghiệm lâm sàng gây ra không?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm cho người khác bị thương tật vĩnh viễn phải bồi thường bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bồi thường thiệt hại
Đinh Khắc Vỹ
2,209 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào