Ngày Quốc tế không phân biệt đối xử 1 tháng 3 năm 2024 vào thứ mấy? Phân biệt đối xử trong lao động có bị xử phạt?

Cho tôi hỏi: Ngày Quốc tế không phân biệt đối xử 1 tháng 3 năm 2024 vào thứ mấy? Phân biệt đối xử trong lao động có bị xử phạt? Anh Hùng - Gia Lai

Ngày Quốc tế không phân biệt đối xử 1 tháng 3 năm 2024 vào thứ mấy? Phân biệt đối xử trong lao động có bị xử phạt?

Ngày Quốc tế Không phân biệt đối xử là một sự kiện toàn cầu do UNAIDS chủ trì, được tổ chức vào ngày 1/3 hàng năm. Sự kiện này nhằm xúc tiến việc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử và thúc đẩy việc hoà nhập xã hội, được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 1/3/2014.

Năm nay, ngày Quốc tế không phân biệt đối xử 2024 sẽ diễn ra vào thứ Sáu, ngày 1 tháng 3.

Mục tiêu của ngày Quốc tế không phân biệt đối xử là:

- Nâng cao nhận thức về tác hại của phân biệt đối xử.

- Thúc đẩy sự tôn trọng và bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, tình trạng HIV/AIDS hay bất kỳ yếu tố nào khác.

- Kêu gọi các chính phủ, tổ chức và cá nhân hành động để chấm dứt phân biệt đối xử.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Ngày Quốc tế không phân biệt đối xử 1 tháng 3 năm 2024 vào thứ mấy? Phân biệt đối xử trong lao động có bị xử phạt?

Ngày Quốc tế không phân biệt đối xử 1 tháng 3 năm 2024 vào thứ mấy? Phân biệt đối xử trong lao động có bị xử phạt? (Hình từ Internet)

Phân biệt đối xử trong lao động người sử dụng lao động có bị xử phạt? Xử phạt như thế nào?

Tại Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì việc xử phạt người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử trong lao động được quy định như sau:

Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;
b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;
c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;
d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động trả lại cho người lao động khoản tiền đã thu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Như vậy, người sử dụng lao động phân biệt đối xử trong lao động sẽ bị phạt tiền từ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Trừ một số trường hợp quy định sau đây:

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với bên thuê lại lao động có hành vi phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình. (Tại điểm d khoản 1 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

- Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình hoặc vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.

+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.

+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động.

+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động.

+ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP:

+ Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động.

+ Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động.

+ Kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác.

+ Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử giữa các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. (Căn cứ tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Lưu ý: Mức phạt quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử trong lao động sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Phân biệt đối xử trong lao động có được coi là hành vi bị nghiêm cấm không?

Căn cứ theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 có quy định các hành vi bị cấm trong lao động như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
...

Như vậy, phân biệt đối xử trong lao động là một trong những hành vi bị cấm trong lĩnh vực lao động.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu khai mạc Trung thu hay, ấn tượng cho Tết trung thu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 23 tháng 9 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày thứ mấy? Ngày 23 tháng 9 có phải là ngày lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả tổ chức Tết trung thu cho trẻ em năm 2024? Tổ chức Tết Trung thu năm 2024 cho trẻ em như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 1 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật trên địa bàn thị xã Chơn Thành tỉnh Bình Phước năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Âm Tháng 9 2024 kết thúc là ngày mấy dương lịch? Tháng 9 2024 âm lịch NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương ngày nào không?
Hỏi đáp Pháp luật
Dương lịch tháng 9 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 9?
Hỏi đáp Pháp luật
Thư chúc Tết trung thu của Chủ tịch nước 2024 gửi các thiếu niên, nhi đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
15/9 âm lịch 2024 là ngày mấy dương lịch, thứ mấy? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 15/9 âm lịch 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung thu 2024 ngày mấy? Rằm tháng 8 âm 2024 còn bao nhiêu ngày nữa?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Nguyễn Thị Hiền
1,649 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào