Người sử dụng lao động không cho lao động nghỉ giữa giờ bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền?

Cho tôi hỏi: Người lao động được phép nghỉ giữa giờ trong bao lâu? Người sử dụng lao động không cho lao động nghỉ giữa giờ bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền? Mong được giải đáp.

Người sử dụng lao động không cho lao động nghỉ giữa giờ bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo đó, người sử dụng lao động không cho lao động nghỉ giữa giờ có thể bị xử phạt hành chính với các mức phạt tiền sau đây:

Trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân:

- Bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng nếu vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức thì sẽ chịu mức phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng một hành vi vi phạm, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Như vậy, có thể thấy đối với cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền nhiều nhất là 75.000.000 đồng. Tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền với mức nhiều nhất lên đến 150.000.000 đồng.

Người sử dụng lao động không cho lao động nghỉ giữa giờ bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền?

Người sử dụng lao động không cho lao động nghỉ giữa giờ bị phạt nhiều nhất bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Người lao động được nghỉ giữa giờ trong bao lâu?

Căn cứ theo Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ trong giờ làm việc như sau:

Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Theo quy định này, thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động được xác định như sau:

Trường hợp người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 06 giờ trở lên trong một ngày:

- Được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục làm việc ban ngày;

- Được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục làm việc ban đêm;

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ, người lao động còn được bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và được ghi cụ thể trong nội quy lao động.

Thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc thời vụ là bao lâu?

Thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng được quy định tại Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Thời giờ nghỉ ngơi
1. Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 04 ngày nghỉ cho người lao động.
2. Việc nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca đối với từng người lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP .
3. Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác; việc rút ngắn giờ làm việc và đảm bảo thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi; quyết định việc nghỉ không hưởng lương đúng theo quy định của Bộ luật Lao động.

Như vậy, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc thời vụ được quy định như sau:

- Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục);

- Hằng tháng, người lao động được nghỉ ít nhất 04 ngày nghỉ trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 04 ngày nghỉ cho người lao động.

Trân trọng!

Người sử dụng lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người sử dụng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động được xem là chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc định kỳ bao lâu 1 lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nào có trách nhiệm tổ chức đối thoại khi có yêu cầu? Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc đối với yêu cầu của người lao động được thực hiện khi đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động đóng cửa tạm thời nơi làm việc trái pháp luật thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động có lập đoàn điều tra tai nạn trên đường đi làm về không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động sa thải lao động nữ mang thai trái luật có buộc phải nhận trở lại làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người sử dụng lao động được nhận kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động khi đáp ứng điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đánh giá ứng viên sau phỏng vấn thông dụng, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc năm 2024 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người sử dụng lao động
Nguyễn Thị Kim Linh
384 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người sử dụng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người sử dụng lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ 10 văn bản về hợp đồng lao động mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào