Gian dối khi chia tài sản chung sau khi vợ chồng ly hôn như thế nào?
Gian dối khi chia tài sản chung sau khi vợ chồng ly hôn như thế nào?
Căn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn:
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
...
Theo đó, pháp luật quy định việc phân chia tài sản sau khi ly hôn do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên nếu không thỏa thuận được thì giải quyết theo nguyên tắc tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp phát hiện có gian dối khi chia tài sản chung sau ly hôn thì phía vợ/chồng có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu xem xét lại và điều chỉnh quyết định chia tài sản.
Gian dối khi chia tài sản chung sau khi vợ chồng ly hôn như thế nào? (Hình từ Internet)
Chồng hoặc vợ ngoại tình thì có là căn cứ để xét chia tài sản chung không?
Căn cứ tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Theo đó, vợ chồng phải yêu thương nhau, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
Trường hợp chồng hoặc vợ ngoại tình, tức là không chung thủy. Việc này đã vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng và sẽ là một trong những yếu tố mà Tòa án lấy làm căn cứ để Tòa án ra quyết định chia tài sản chung của vợ chồng theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Nam nữ sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn chia tài sản chung như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Như vậy đối với trường hợp nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì vấn đề phân chia tài sản chung sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận các bên.
Trường hợp thỏa thuận không thành thì được giải quyết theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Dân sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?