Cần chứng minh những gì để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Căn cứ để Tòa án trao quyền nuôi dưỡng con khi ly hôn là gì?
Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo đó, khi quyết định trao quyền nuôi dưỡng con khi ly hôn thì Tòa án sẽ dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con. Trường hợp người con từ đủ 07 tuổi trở lên sẽ phải xem xét nguyện vọng của con.
Nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Trên thực tế, điều kiện đầu tiên khi xem xét giành quyền nuôi con là cha mẹ đủ điều kiện để đảm bảo lợi ích của con
Cần chứng minh những gì để giành quyền nuôi con sau khi ly hôn? (Hình từ Internet)
Cần chứng minh những gì để giành quyền nuôi con khi ly hôn?
Theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
....
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
...
Theo đó, vợ chồng sẽ thỏa thuận về quyền nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn. Trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con thì Tòa án quyết định dựa trên lợi ích mọi mặt cho con.
Cho nên để giành được quyền nuôi con thì cha, mẹ cần chứng minh mình đáp ứng được các điều kiện, nhu cầu về cả vật chất và tinh thần của con, cụ thể là:
[1] Khả năng chăm sóc con:
- Điều kiện vật chất: Chứng minh rằng mình có khả năng tài chính để đảm bảo cho con có cuộc sống đầy đủ, an toàn và ổn định.
- Điều kiện tinh thần: Chứng minh rằng mình có đủ thời gian, tình yêu thương và sự quan tâm để chăm sóc con.
- Môi trường sống: Chứng minh rằng môi trường sống của mình an toàn, lành mạnh và phù hợp cho sự phát triển của con.
[2] Mối quan hệ với con:
- Chứng minh rằng bạn có mối quan hệ gắn bó, yêu thương với con.
- Chứng minh rằng con có tình cảm và mong muốn được sống với bạn.
[3] Khả năng nuôi dạy con:
- Chứng minh rằng mình có kiến thức và kỹ năng để nuôi dạy con.
- Chứng minh rằng mình có khả năng giáo dục con về đạo đức, học tập và các kỹ năng sống.
[5] Những yếu tố khác:
- Sức khỏe: Chứng minh rằng mình có sức khỏe tốt để chăm sóc con.
- Nghề nghiệp: Chứng minh rằng công việc của mình không ảnh hưởng đến việc chăm sóc con.
- Ý kiến của con: Nếu con đủ 7 tuổi trở lên, tòa án sẽ xem xét ý kiến của con về việc muốn sống với ai.
Khi nào thì cha mẹ có thể yêu cầu thay đổi quyền nuôi con?
Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con thì nếu thuộc 01 trong các trường hợp sau thì cá nhân tổ chức có thẩm quyền có thể yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì khi quyết định thay đổi quyền nuôi con sẽ cần phải xem xét ý kiển của con
Trường hợp cả cha và mẹ đều không có đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?