Tỷ lệ vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán?
- Tỷ lệ vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác trong trường hợp nào?
- Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán có phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để chi trả bồi thường thiệt hại cho khách hàng hay không?
Tỷ lệ vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán?
Căn cứ quy định Điều 27 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như sau:
Tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn là kế toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
2. Kế toán viên hành nghề không được đồng thời đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán tại hai đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán trở lên trong cùng một thời gian.
Như vậy, theo quy định thì công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán phải có ít nhất 02 thành viên góp vốn là kế toán viên đăng ký hành nghề tại công ty.
Theo đó vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty.
Do đó tỷ lệ vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
Tỷ lệ vốn góp của các kế toán viên hành nghề phải chiếm bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ kế toán? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định Điều 25 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán như sau:
Trường hợp không được cung cấp dịch vụ kế toán
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán, doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi chung là đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán) không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của đơn vị thuộc các trường hợp sau đây:
1. Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 68 Luật kế toán.
3. Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của đơn vị thuộc các trường hợp sau đây:
- Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Các trường hợp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 68 Luật Kế toán 2015.
- Trường hợp khác theo quy định của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và quy định của pháp luật.
Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán có phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để chi trả bồi thường thiệt hại cho khách hàng hay không?
Căn cứ quy định Điều 28 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
1. Đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để có nguồn chi trả bồi thường thiệt hại cho khách hàng do rủi ro trong quá trình kế toán viên hành nghề của đơn vị mình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
....
Như vậy, theo quy định thì đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để có nguồn chi trả bồi thường thiệt hại cho khách hàng do rủi ro trong quá trình kế toán viên hành nghề của đơn vị mình cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Do đó đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp để chi trả bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?