Đại học Kinh tế TPHCM mở hai ngành mới về công nghệ trong kỳ tuyển sinh đại học 2024?

Xin cho tôi hỏi: Đại học Kinh tế TPHCM mở thêm ngành mới về công nghệ trong kỳ tuyển sinh đại học năm nay đúng không, đó là ngành nào? Mong được giải đáp!

Đại học Kinh tế TPHCM mở hai ngành mới về công nghệ trong kỳ tuyển sinh đại học 2024?

Ngày 15/2, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) đã công bố phương thức tuyển sinh đại học năm 2024. Trong đó, Đại học Kinh tế TPHCM mở hai ngành mới là Công nghệ nghệ thuật (ArtTech), Điều khiển thông minh và tự động hóa.

Theo đó, trong kỳ tuyển sinh đại học 2024, trường tuyển sinh 7900 chỉ tiêu (tăng 100 chỉ tiêu so với 2023 chủ yếu cho 2 chương trình mới), tương ứng 56 lựa chọn chương trình học tại TPHCM (mã trường: KSA) và 630 chỉ tiêu, 16 chương trình học tại Vĩnh Long (mã trường: KSV) với 06 phương thức tuyển sinh sau:

- Phương thức 01: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo chiếm 1% chỉ tiêu;

- Phương thức 02: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp chương trình THPT nước ngoài và có chứng chỉ quốc tế chiếm 1% chỉ tiêu theo mã KSA, 3% chỉ tiêu mã KSV;

- Phương thức 03: Xét tuyển học sinh Giỏi chiếm 40% - 50% chỉ tiêu mã KSA, 20% chỉ tiêu mã KSV ;

- Phương thức 04: Xét tuyển quá trình học tập theo tổ hợp môn chiếm 20% - 50% chỉ tiêu mã KSA, 20% - 30% chỉ tiêu mã KSV;

- Phương thức 05: Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực chiếm 10% chỉ tiêu;

- Phương thức 06: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 chiếm phần chỉ tiêu còn lại.

Đối với xét tuyển theo phương thức 2, 3, 4, 5 thì dự kiến Đại học Kinh tế TP HCM sẽ mở cổng đăng ký xét tuyển trực tuyến từ ngày 02/04/2024 đến 10/5/2024.

Ngoài ra, Đại học Kinh tế TPHCM sẽ tuyển sinh đại học trở lại chương trình Quản trị Hải quan - Ngoại thương (thuộc chuyên ngành Thuế) tại cơ sở TPHCM và chương trình Thuế tại cơ sở Vĩnh Long, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của các hoạt động kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu, thuế quan.

Đại học Kinh tế TPHCM mở hai ngành mới về công nghệ trong kỳ tuyển sinh đại học 2024? Đại học Kinh tế TPHCM mở hai ngành mới về công nghệ trong kỳ tuyển sinh đại học 2024? (Hình từ Internet)

Hiện nay, hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm những văn bằng nào?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định về hệ thống văn bằng giáo dục đại học như sau:

Văn bằng, chứng chỉ giáo dục đại học
1. Hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm:
a) Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ đại học theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 6 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
b) Bằng thạc sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
c) Bằng tiến sĩ cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra bậc 8 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các quy định cụ thể, hợp pháp của cơ sở đào tạo;
d) Văn bằng trình độ tương đương là văn bằng quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Văn bằng đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học bao gồm bằng bác sĩ y khoa, bác sĩ nha khoa, bác sĩ y học cổ truyền, bằng dược sĩ, bằng bác sĩ thú y, bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, và một số văn bằng khác theo quy định riêng của Chính phủ, được cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
3. Chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp do bộ, cơ quan ngang bộ quy định hoặc cấp cho người học dự thi đạt yêu cầu cấp chứng chỉ, phù hợp với quy định về cấp chứng chỉ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Như vậy, hiện nay hệ thống văn bằng giáo dục đại học bao gồm: Bằng cử nhân cấp cho người tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và các văn bằng trình độ tương đương đối với các ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù thuộc hệ thống giáo dục đại học.

Nhiệm vụ và quyền của sinh viên tham gia chương trình đào tạo đại học?

Căn cứ Điều 60 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền của sinh viên tham gia chương trình đào tạo đại học như sau:

Nhiệm vụ và quyền của người học
1. Học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện theo quy định.
2. Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
3. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
4. Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân; được định hướng nghề nghiệp và cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện.
5. Được bảo đảm điều kiện học tập, tham gia hoạt động khoa học, công nghệ và khởi nghiệp, hoạt động rèn luyện kỹ năng hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động đoàn thể, hoạt động vì cộng đồng và hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
6. Đóng góp ý kiến, tham gia quản lý và giám sát hoạt động giáo dục và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
7. Được hưởng chính sách đối với người học thuộc đối tượng hưởng ưu tiên và chính sách xã hội.
8. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, sinh viên tham gia chương trình đào tạo đại học có quyền được học tập, nghiên cứu khoa học; được đối xử bình đẳng và tôn trọng; được định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin để rèn luyện; được đảm bảo điều kiện học tập, rèn luyện; được đóng góp ý kiến, quản lý giám sát hoạt động giáo dục; hưởng các chính sách với đối tượng hưởng ưu tiên.

Bên cạnh đó, sinh viên cũng có nhiệm vụ phải tôn trọng giảng viên, nhân viên tại cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện; tham gia, đóng góp lao động và hoạt động xã hội và các nhiệm vụ khách theo quy chế tại cơ sở giáo dục đại học.

Trân trọng!

Giáo dục đại học
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo dục đại học
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin chuyển ngành đào tạo cho sinh viên mới nhất 2023?
Hỏi đáp pháp luật
Chuyên ngành đào tạo của trường đại học là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi năng khiếu các trường đại học trên cả nước cập nhật mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường đại học tại Hà Nội xét tuyển IELTS kết hợp xét học bạ năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách các ngành đào tạo trình độ đại học có nhu cầu cao về nhân lực năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024 dành cho các cơ sở giáo dục đại học?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở giáo dục đại học có bắt buộc phải công bố đề án tuyển sinh không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời cảm ơn, lời mở đầu khóa luận tốt nghiệp mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin xét tốt nghiệp đại học chi tiết, mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Học đại học tại chức là gì? Học tại chức mấy năm? Bằng Đại học tại chức có giá trị như bằng đại học chính quy không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo dục đại học
Trần Thị Ngọc Huyền
229 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo dục đại học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào