Biện pháp cấm xuất nhập khẩu là gì? Trường hợp nào thì áp dụng biện pháp cấm xuất nhập khẩu?
Biện pháp cấm xuất nhập khẩu là gì?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Cấm xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
2. Cấm nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, biện pháp cấm xuất nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và ngược lại.
Biện pháp cấm xuất nhập khẩu là gì? Trường hợp nào thì áp dụng biện pháp cấm xuất nhập khẩu? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào thì áp dụng biện pháp cấm xuất nhập khẩu?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định cụ thể các trường hợp áp dụng biện pháp cấm xuất nhập khẩu bao gồm:
- Áp dụng biện pháp cấm xuất khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép xuất khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Bảo vệ di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
+ Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Liên quan đến quốc phòng, an ninh chưa được phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Gây nguy hại đến sức khỏe, an toàn của người tiêu dùng;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;
+ Gây nguy hại đến môi trường, đa dạng sinh học, có nguy cơ cao mang theo sinh vật gây hại, đe dọa an ninh lương thực, nền sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Chính phủ và Bộ Công thương có trách nhiệm như thế nào về quản lý ngoại thương?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại thương.
2. Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chiến lược, kế hoạch, chính sách quản lý, phát triển hoạt động ngoại thương, phát triển thị trường khu vực và thế giới, hội nhập kinh tế trong từng thời kỳ; quyết định việc thực hiện một số biện pháp quản lý theo quy định của Luật này;
b) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương;
c) Hướng dẫn, phổ biến, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật;
d) Cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động ngoại thương và quản lý ngoại thương theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
đ) Quản lý hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
e) Chỉ đạo về nghiệp vụ đối với đại diện thương mại thuộc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là đại diện thương mại);
g) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tham gia đàm phán, ký kết, điều phối việc thực hiện điều ước quốc tế trong lĩnh vực ngoại thương; đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu, xử lý các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi thẩm quyền và giám sát chung việc thực hiện điều ước quốc tế của các đối tác;
h) Tham mưu giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương;
i) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý ngoại thương theo thẩm quyền;
k) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Chính phủ sẽ thống nhất quản lý nhà nước về ngoại thương và Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về ngoại thương.
Đồng thời, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công Thương cũng về lĩnh vực quản lý ngoại thương cũng được quy định rõ trong khoản 2 Điều 6 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sơ đồ khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đầy đủ, chi tiết nhất?
- Mẫu Bản kiểm điểm sinh con thứ 3 của giáo viên mới nhất năm 2024?
- Lời dẫn văn nghệ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ngắn gọn, hay nhất?
- Nguyên tắc xây dựng kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư là gì?
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo thuộc BGDĐT bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ khi nào?