Hướng dẫn xuất hóa đơn trả lại hàng theo Nghị định 123?
Hướng dẫn xuất hóa đơn trả lại hàng theo Nghị định 123?
Căn cứ theo Công văn 67049/CTHN-TTHT năm 2023 hướng dẫn về hóa đơn hoàn trả hàng hóa như sau:
- Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội.
- Căn cứ Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ.
....
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH Bán lẻ Fujimart Việt Nam là người mua hàng thực hiện mua hàng hóa từ nhà cung cấp (người bán), người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại hàng hóa thì người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, người bán và người mua có thỏa thuận ghi rõ việc hoàn trả hàng hóa (người mua không phải thực hiện lập hóa đơn khi hoàn trả hàng). Căn cứ vào hóa đơn hoàn trả hàng hóa, người bán và người mua thực hiện kê khai tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn hoàn trả hàng hóa.
Thông qua hướng dẫn của Công văn trên, bên bán có thể lựa chọn lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn đã xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
- Xuất hóa đơn điều chỉnh hóa đơn đã lập: Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm."
- Xuất hóa đơn thay thế: Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã xuất phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm."
Hướng dẫn xuất hóa đơn trả lại hàng theo Nghị định 123? (Hình từ Internet)
Cục Thuế đặt in hóa đơn để bán cho đối tượng nào?
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Cục Thuế đặt in hóa đơn để bán cho đối tượng như sau:
[1] Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên mua hóa đơn của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử.
- Khi chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử thì các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi đủ điều kiện.
[2] Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trong thời gian hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin cấp mã hóa đơn của cơ quan thuế gặp sự cố
Hóa đơn mua của cơ quan thuế đã lập có sai sót thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn mua của cơ quan thuế đã lập có sai sót thì xử lý theo hướng dẫn sau:
[1] Nếu hóa đơn đã lập chưa giao cho người mua, mà phát hiện hóa đơn đã lập có sai sót, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn đã lập có sai sót.
[2] Nếu hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh.
[3] Nếu hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai.
Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
[4] Nếu hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế GTGT, tiền thuế GTGT cho hóa đơn số, ký hiệu. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc hai bên lập biên bản ghi rõ sai sót trước khi người bán lập hóa đơn điều chỉnh thì các bên lập biên bản ghi rõ sai sót sau đó người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm tháng Chạp năm 2024 - tháng Giêng năm 2025: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất cả năm?
- Ai được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự? Điều kiện để được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự là gì?
- Vietinbank là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng Vietinbank ở đâu?
- Các yếu tố cấu thành tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Bộ luật Hình sự?
- Giấy tờ chứng minh đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở trong Quân đội từ 26/12/2024?