Ai được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự? Điều kiện để được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự là gì?

Ai được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự? Điều kiện để được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự là gì?

Ai được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 5. Phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự
1. Đối tượng được phong tặng:
a) Nhà giáo, nhà khoa học;
b) Nhà hoạt động chính trị, xã hội.
2. Điều kiện được phong tặng:
a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định này;
b) Có bằng tiến sĩ.
3. Quy trình phong tặng thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Quyết định phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự phải ghi rõ danh hiệu “Giáo sư danh dự”. Cơ sở giáo dục đại học công khai thông tin của người được phong tặng trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và gửi quyết định phong tặng về Bộ Giáo dục và Đào tạo sau mỗi lần phong tặng.

Như vậy, các đối tượng được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự bao gồm:

- Nhà giáo, nhà khoa học.

- Nhà hoạt động chính trị, xã hội.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/13112024/giao-su-danh-du.jpg

Ai được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự? Điều kiện để được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện để được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 84/2020/NĐ-CP, để được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự cần phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Đối với nhà giáo, nhà khoa học:

+ Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đồng ý phong tặng.

+ Có bằng tiến sĩ.

- Đối với nhà hoạt động chính trị, xã hội.

+ Là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và khoa học của Việt Nam, có uy tín quốc tế, có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho tình hữu nghị, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và được một cơ sở giáo dục đại học đào tạo trình độ tiến sĩ của Việt Nam đồng ý phong tặng.

- Có bằng tiến sĩ.

12 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục?

Căn cứ theo Điều 104 Luật Giáo dục 2019, có 12 nội dung quản lý nhà nước về giáo dục bao gồm:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh.

Quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.

- Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.

Ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.

- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.

- Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.

- Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.

- Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.

- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.

- Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.

Giáo sư
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giáo sư
Hỏi đáp Pháp luật
Ai được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự? Điều kiện để được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thành lập Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024-2029 gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo sư hay tiến sĩ cao hơn? Có bao nhiêu hình thức đào tạo tiến sĩ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư tại cơ sở giáo dục đại học năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư suốt đời hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà giáo có bằng tiến sĩ có được phong tặng danh hiệu Giáo sư danh dự chưa?
Hỏi đáp pháp luật
Tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giáo sư
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình bổ nhiệm vào ngạch giáo sư
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình xét tước bỏ chức danh giáo sư
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo sư
Nguyễn Thị Kim Linh
52 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào