Lệ phí phá sản doanh nghiệp năm 2024 là bao nhiêu?
Lệ phí phá sản là gì?
Căn cứ Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định về lệ phí phá sản như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
...
11. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (sau đây gọi là lệ phí phá sản) là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
...
Như vậy, lệ phí phá sản hay còn gọi là lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là một khoản tiền mà người yêu cầu phải nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Lệ phí phá sản doanh nghiệp năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lệ phí phá sản doanh nghiệp năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 22 Luật Phá sản 2014 quy định về lệ phí phá sản doanh nghiệp như sau:
Lệ phí phá sản
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp lệ phí phá sản theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án nhân dân. Trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này không phải nộp lệ phí phá sản.
Ngoài ra, căn cứ Mục B Danh mục Án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 năm 2016 quy định về mức lệ phí phá sản doanh nghiệp như sau:
Như vậy, mức lệ phí phá sản doanh nghiệp (lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản) năm 2024 là 1.500.000 đồng. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp lệ phí phá sản theo quy định.
Trường hợp người nộp đơn là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên ở nơi chưa có công đoàn cơ sở hoặc các trường hợp giải quyết phá sản theo thủ tục rút gọn thì không phải nộp lệ phí phá sản.
Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thì phân chia tài sản theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định về thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản như sau:
Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Như vậy, khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì việc phân chia tài sản của doanh nghiệp được thực hiện theo thứ tự sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi khác của người lao động;
- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản để phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
Trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Ngoài ra, nếu sau khi thanh toán, doanh nghiệp vẫn còn dư thì tài sản này thuộc về Chủ doanh nghiệp, thành viên của công ty TNHH, cổ đông của CTCP, thành viên của Công ty hợp danh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn bao lâu?
- Hướng dẫn kê khai tài sản theo Nghị định 130 cho công chức chi tiết, đầy đủ?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế theo Nghị định 15 mới nhất?
- SHB là ngân hàng gì? Địa chỉ trụ sở chính ngân hàng SHB ở đâu?