Giỗ tổ Hùng vương 2024 ngày mấy tháng mấy? Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào ở đâu?
Giỗ tổ Hùng vương 2024 ngày mấy tháng mấy? Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào ở đâu?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
.....
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
....
Theo đó, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong các ngày lễ mà người lao động được nghỉ. Giỗ tổ Hùng vương 2024 sẽ rơi vào Thứ 5 ngày 18/4/2024 Dương lịch và người lao động được nghỉ 01 ngày.
Hằng năm, ngày Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và Giỗ tổ Hùng Vương 2024 cũng vậy. Lễ hội thường diễn ra trong vòng 1 tuần, với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như: dâng hương tưởng niệm, rước kiệu, hát Xoan, thi nấu bánh chưng, bánh giầy.
Bên cạnh đó, ngày Giỗ tổ Hùng Vương còn được tổ chức ở nhiều địa phương khác trên cả nước, nhằm thể hiện lòng thành kính, biết ơn công lao to lớn của các vị vua Hùng trong việc dựng nước và giữ nước.
*Nội dung Giỗ tổ Hùng vương 2024 ngày mấy tháng mấy? Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào ở đâu? mang tính chất tham khảo.
Giỗ tổ Hùng vương 2024 ngày mấy tháng mấy? Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày nào ở đâu? (Hình từ Internet)
Lễ hội nào phải thực hiện đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, lễ hội phải thực hiện đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức bao gồm:
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp xã được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
- Lễ hội truyền thống cấp huyện, cấp xã được tổ chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức tổ chức, nội dung, địa điểm so với truyền thống.
Ngoài ra, tại Điều 10 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký tổ chức lễ hội bao gồm các giấy tờ sau:
[1] Văn bản đăng ký nêu rõ tên lễ hội, sự cần thiết, thời gian, địa điểm, quy mô, nội dung hoạt động lễ hội, dự kiến thành phần số lượng khách mời.
[2] Phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường.
[3] Dự kiến thành phần Ban tổ chức lễ hội.
[4] Các tài liệu hoặc văn bản chứng minh về nguồn gốc lễ hội (đối với lễ hội truyền thống).
[5] Văn bản đồng ý tổ chức lễ hội tại Việt Nam của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự hoặc Tổng Lãnh sự quốc gia, vùng lãnh thổ và văn bản đồng ý của Bộ Ngoại giao (đối với lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài).
Việc tổ chức lễ hội phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 110/2018/NĐ-CP, việc tổ chức lễ hội phải đảm bảo các nguyên tắc dưới đây:
[1] Việc tổ chức lễ hội nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh công lao các bậc tiền nhân, nhân vật lịch sử, những người có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành, phát triển đất nước.
[2] Tuyên truyền giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của di tích, truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
[3] Lễ hội phải được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả; phù hợp với quy mô, nội dung của lễ hội; tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa; giảm tần suất, thời gian tổ chức lễ hội văn hóa.
[4] Nghi lễ của lễ hội phải trang nghiêm, bảo đảm truyền thống; không thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.
[5] Giáo dục, định hướng con người hình thành các hành vi, thái độ, nhận thức cao đẹp; loại bỏ xu hướng chạy theo lợi ích vật chất, lòng tham và các lợi ích cá nhân.
[6] Phải thực hiện các biện pháp bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
[7] Không lợi dụng việc tổ chức lễ hội nhằm mục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm; không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh phí tổ chức lễ hội.
[8] Hạn chế sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực trong việc tổ chức lễ hội; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?